An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Sóc Trăng: Giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách
01:34 PM 04/11/2023
(LĐXH) - Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Tỉnh quan tâm triển khai nguồn vốn tín dụng cho các Chương trình mục tiêu quốc gia kịp thời và đúng quy định; trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 3.585 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt 2.428 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dư nợ cho vay đạt 1.337 tỷ đồng, chiếm 28%/tổng dư nợ, với 45.189 khách hàng còn dư nợ. Tính đến ngày 30/9, dư nợ tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt 4.773 tỷ đồng. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống.
Vốn tín dụng từ Chương trình MTQG 1719 góp đã góp phần giúp cho nhiều hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Sóc Trăng thoát nghèo
Trong 2 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã phát vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình MTQG 1719 cho 405 lượt hộ vay chuyển đổi nghề, với kinh phí trên 19,6 tỷ đồng. Đồng thời, phát vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác cho 51.604 lượt hộ; trong đó, 13.335 hộ DTTS, 2.790 lượt hộ nghèo (có 996 hộ DTTS), 8.786 lượt hộ cận nghèo (có 2.242 hộ DTTS), 20.917 lượt hộ mới thoát nghèo (có 5.237 hộ DTTS), với số tiền trên 1.132,6 tỷ đồng để phục vụ đầu tư sản xuất, mua con giống, thức ăn chăn nuôi; cho vay giải quyết việc làm 8.549 hộ (có 1.788 hộ DTTS), với số tiền trên 340,3 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu lao động là 21 người (có 2 hộ DTTS), với số tiền trên 1,9 tỷ đồng.
Theo ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 cho biết: “Để đảm bảo triển khai đạt chất lượng, hiệu quả Chương trình MTQG 1719, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường, đổi mới trong công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đồng bào DTTS. Hộ dân cần có sự chủ động, nỗ lực phấn đấu trong lao động, sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo bền vững, tránh tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Tập trung, đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu đến hết niên hạn giải ngân năm 2023, giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao”.
Xã Long Phú (huyện Long Phú) là địa phương có đông đồng bào DTTS (chiếm trên 72%). Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, người dân rất vui mừng, phấn khởi vì được hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời cũng góp phần cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và diện mạo nông thôn ngày càng khang trang.
Từ nguồn vốn vay chính sách đã giúp nhiều hộ gia đình DTTS vùng đặc biệt khó khăn có được việc làm và phát triển kinh tế bền vững. Ông Sơn Rươl, nông dân Khmer ở ấp Nước Mặn, xã Long Phú chia sẻ: “Trước đây kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn lắm. Nhưng kể từ khi được các cấp chính quyền tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, tham gia các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật… tôi đã biết cách sử dụng đồng vốn hợp lý trong sản xuất cũng như nắm bắt kịp các tiến bộ kỹ thuật để áp dụng nên cuộc sống đã ngày một khấm khá hơn. Không chỉ tôi mà nhiều gia đình khác trong ấp cũng vậy, thậm chí có hộ còn xây dựng nhà cửa khang trang, con cái học hành đàng hoàng…Tất cả những thay đổi trên là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với bà con Khmer”.
Ông Trần Văn Son, Phó Chủ tịch UBND xã Long Phú cho biết: Bên cạnh việc triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở ấp đặc biệt khó khăn, xã Long Phú cũng đã chú trọng triển khai thực hiện Dự án Phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Theo đó, Long Phú lựa chọn mô hình chăn nuôi bò sinh sản và hỗ trợ cho 10 hộ nghèo, hộ cận nghèo (mỗi hộ 2 con bò) với kinh phí gần 300 triệu đồng. Ngoài ra, còn hỗ trợ nước sạch phân tán cho 12 hộ dân tộc thiểu số với số tiền 36 triệu đồng.
Có thể nói, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719 theo Nghị quyết số 28 của Chính phủ là đòn bẩy quan trọng tạo động lực cho các hộ dân vùng đồng bào DTTS Sóc Trăng thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Duy Hưng
 
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Sóc Tẳng Chương trình MTQG 1719
Tin khác
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại