Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quỳnh Lưu: Tập trung nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
11:53 AM 21/08/2017
LĐXH - Việc lựa chọn nghề và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) quan tâm và đạt được kết quả bước đầu.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ảnh internet
Tính hết năm 2016, toàn huyện có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,06%, trong đó, số lao động qua đào tạo nghề đạt 52,43%, tăng  28,78% so với năm 2010.  Số lao động được đào tạo nghề bình quân mỗi năm là 5.443/4.500 người theo kế hoạch. Trong 7 năm qua đã có 28.730 lao động tham gia học nghề.
Thực hiện Quyết định 1956, từ năm 2010 – 2016,  huyện đã mở được 58 lớp với 1.765 lao động nông thôn tham gia, trong đó lao động thuộc hộ nghèo 137 người, hộ cận nghèo 151 người, người có công với cách mạng 62 người, người khuyết tật 6 người. Tổng kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề giai đoạn 2010 – 2016 trên 3 tỷ đồng.
Qua khảo sát số lao động nông thôn học nghề ngắn hạn có việc làm thường xuyên đạt 82,6% và phát huy tốt nghề được đào tạo. Số lao động được đào tạo nghề thường xuyên và sơ cấp chủ yếu làm việc tại các làng nghề, nhất là nghề khai thác trên biển. Số lao động được đào tạo nghề có việc làm chiếm tỷ lệ cao như: may công nghiệp; công nghệ sửa chữa ô tô; hàn điện, điện công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, kỹ thuật chế biến món ăn...
Chương trình đào tạo nghề tiếp tục đổi mới theo hướng tiếp cận với nhu cầu của thị trường lao động, trong đó đặc biệt chú ý tới việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và rèn kỹ năng nghề cho người học. Một số cơ sở dạy nghề đã kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp...
Tuy nhiên, hiện nay số lao động trên địa bàn chưa được đào tạo nghề còn cao. Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nhất là lao động nông thôn. Công tác đào tạo nghề còn một số bất cập, việc đào tạo nghề chưa gắn với thực tế và nhu cầu; Số lao động chưa có việc làm ổn định và thiếu tính bền vững. Thu nhập bình quân của lao động còn thấp. Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chưa có việc làm trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn; Việc phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc định hướng, phân luồng, tư vấn nghề cho học sinh của các trường THCS, THPT chưa thường xuyên. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề còn thiếuvà hạn chế; Một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa chú trọng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm sau đào tạo cho lao động nông thôn...
 
Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1. Ảnh internet
Hiện nay, trên địa bàn Quỳnh Lưu có 30 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề/17 xã đã được tỉnh công nhận, 5 làng có nghề đang đề nghị công nhận, gồm làng nghề: Mộc mỹ nghệ, làm Miến, đóng tàu thuyền, Hoa cây cảnh, Chế biến hải sản...  Một số nghề như đan lưới (Quỳnh Long), bún bánh (Quỳnh Đôi), đánh bắt thủy hải sản hiện tại đang phát triển nhưng chưa được công nhận làng nghề.
Để nâng cao tỷ lệ và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới, Quỳnh Lưu tiếp tục chỉ đạo lựa chọn nghề và tổ chức đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng trước khi mở lớp đào tạo; tổ chức đào tạo trực tiếp tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học nghề...
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và từng bước thay đổi nhận thức của người lao động về nghề, việc làm; Tăng cường tập huấn, bối dưỡng, nâng trách nhiệm các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể, cấp ủy chính quyền các cấp trong phối hợp đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, thu hút dự án và phong trào xây dựng Nông thôn mới. Kịp thời củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết hàng năm...
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng mô hình đào tạo nghề theo vị trí việc làm gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; lựa chọn các nghề, nhóm nghề phù hợp tình hình của huyện; ưu tiên mở các lớp đào tạo phù hợp chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn. Đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nguồn  lao động của huyện về du lịch, thương mại, dịch vụ.../.
 
 Nguyên Trực
 
 
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo