Theo báo cáo, trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 50 cơ sở dạy nghề, trong đó 02 trường cao đẳng nghề, 08 trung cấp nghề, 27 trung tâm dạy nghề, 13 cơ sở khác, trong đó cơ sở dạy nghề công lập 31, cơ sở dạy nghề tư thục 19.
Định hướng đến năm 2020 tiếp tục đầu tư, mở rộng các trường, trung tâm dạy nghề công lập; nâng cấp một số trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề, khuyến khích tư nhân thành lập mới, nâng cấp, mở rộng, nâng trình độ đào tạo các CSDN để đáp ứng qui mô, trình độ đào tạo. Phấn đấu, Năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 60 cơ sở dạy nghề, trong đó có 04 trường cao đẳng nghề, 10 trung cấp nghề, 28 trung tâm dạy nghề, 18 cơ sở khác, trong đó cơ sở dạy nghề công lập 36, cơ sở dạy nghề tư thục 24
Về Quy mô tuyển sinh, năng lực đào tạo: Trong năm 2015, sẽ tuyển mới 28.560 học viên, gồm: CĐN 1.500 học viên, TCN 4.070 học viên, SCN 22.960 học viên. Năm 2016, Đắk Lắk phấn đấu tuyển mới học sinh học nghề đạt: 31.700 người, trong đó: hệ cao đẳng nghề: 1.550 người; hệ trung cấp nghề: 2.550 người, hệ sơ cấp nghề: 27.600 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 8.400 người (2.858 người học nghề nông nghiệp; 5.542 người học phi nông nghiệp
Đến năm 2020, tuyển mới thêm 36.451 học viên, gồm: CĐN 3.870 học viên, TCN 8.100 học viên, SCN 24.481 học viên.
Về Ngành nghề đào tạo: Tỉnh tập trung phát triển quy mô đào tạo các ngành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp – nông thôn. Trong đó phát triển nhanh qui mô đào tạo các nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật, sản xuất – chế biến, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, khách sạn – du lịch, máy tính CNTT; đồng thời đảm bảo qui mô đào tạo các nghề thủ công – mỹ nghệ, phát triển dịch vụ - du lịch và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khu vực nông thôn.
Đối với các trường cao đẳng nghề được đầu tư các nghề chất lượng cấp độ quốc gia, ASEAN và quốc tế theo quyết định 854/QĐ—BLĐTBXH của Bộ Lao động TBXH: Tập trung phát triển các nghề đuợc đầu tư từ kinh phí của dự án và các nghề đang đào tạo khác có nhu cầu cao từ doanh nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của người lao động.
Còn với các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện: Sẽ ưu tiên phát triển, nâng chất lượng đào tạo các nghề đã được đầu tư trang thiết bị từ kinh phí Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg và các nghề phục vụ nông nghiệp, nông thôn khác
Về Trình độ và phương thức, chất lượng đào tạo: Rà sóat các chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị, giáo viên để học viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kĩ năng quy định và thái độ nghề nghiệp đúng đắn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nhu cầu tự tạo việc làm mới của người học nghề, phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu có ít nhất 85% người học nghề có việc làm đúng nghề.
Song song đó là sẽ dạy nghề cho thanh niên dân tộc, đảm bảo ít nhất 70% người học nghề ở các CSDN, lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là đồng bào dân tộc và ưu tiên đào tạo các nghề nông nghiệp và các nghề mà người học có thể tự tạo việc làm tại địa phương hoặc theo đặt hàng, hợp đồng liên kết đào tạo – tuyển dụng giữa CSDN và doanh nghiệp. Tổ chức dạy nghề nội trú trình độ CĐN, TCN cho thanh niên dân tộc ở các trường CĐN; dạy nghề nội trú trình độ SCN tại các trung tâm dạy nghề công lập ở các huyện có đông đồng bào dân tộc.
Việc dạy nghề cho lao động nông thôn đảm bảo mỗi năm, hỗ trợ dạy nghề trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên cho 7.000 – 8.000 lao động nông thôn của tỉnh theo Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 3276/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020.
Lê Việt