Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Trị nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh
10:14 AM 17/05/2019
(LĐXH)- Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau THCS và THPT, mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 1967/KH-UBND, ngày 08/5/2019 về thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.
Thời gian qua, Quảng Trị đã xác định được tầm quan trọng của công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT là giải pháp căn bản để giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng “nghề”, hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội để khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Chính vì vậy, các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành và các địa phương trong tỉnh đã tích cực chủ động, phối hợp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả và đã mang lại những tín hiệu hết sức lạc quan trong công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh... Qua đó đã góp phần tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề, đơn cử như năm học 2018 - 2019, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào lớp 10 chỉ còn 85,26%, giảm hơn 04% so với năm học trước; số học sinh còn lại dựa trên kết quả học tập và hoàn cảnh gia đình đã mạnh dạn theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) hoặc theo học trung cấp nghề.

Tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tại Ngày hội thanh niên trường học với nghề nghiệp việc làm 

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong công tác phân luồng, tuy nhiên tỷ lệ học sinh tham gia học nghề vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Theo Kế hoạch số 1967/KH-UBND, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2020 có 60% trường THCS, 100% THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 60% trường THCS, 100% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, được bồi dưỡng về công tác hướng nghiệp. Có ít nhất 15% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Đến năm 2025, có 90% trường THCS, 100% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 90% trường THCS, 100% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ. Có ít nhất 25% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Quảng Trị sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân luồng học sinh phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh và trong cộng đồng. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, giúp học sinh có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, địa phương.
UBND tỉnh Quảng Trị giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. Đảm bảo cho học sinh được tiếp cận thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chính sách ưu đãi học nghề, xu hướng thị trường lao động, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và cả nước; giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông; tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông trong các trường học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và bố trí giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông…
Sở Lao động - TBXH cùng với các cơ quan liên quan thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, định hướng các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích cho người học tham gia giáo dục nghề nghiệp thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng, học phí cho đối tượng người học. Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và thực hiện phân luồng học sinh; đổi mới chương trình đào tạo nghề để đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu đào tạo cũng như nội dung và thời gian đào tạo; đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với địa phương…

Trường An

TAG:
Tin khác
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm