Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Quảng Trị: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển
03:11 PM 07/05/2024
(LĐXH) – Tỉnh Quảng Trị đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp cho 9.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,16%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33,5%.
Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị trong giờ thực hành
Xác định GDNN có vị trí, vai trò quan trọng nhằm đào tạo trực tiếp cho lao động có kỹ năng phục vụ nhu cầu sản xuất, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng về công tác GDNN, như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực GDNN; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học; Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Chú trọng công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; Gắn kết GDNN với nhu cầu của doanh nghiệp… Trong 4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tuyển sinh và đào tạo 1.472 học viên (trong đó: Cao đẳng 28 học viên; Trung cấp: 453 học viên; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng 991 học viên).
Năm 2024, Quảng Trị đặt mục tiêu tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp cho 9.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,16%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33,5%. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các cấp, ngành, địa phương, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cụ thể: Tiếp tục đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người lao động và toàn xã hội đối với việc học nghề; Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về GDNN; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách pháp luật về GDNN, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, linh hoạt; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về GDNN.
Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN. Trong đó, tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo thông qua việc huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường công lập, các trường có ngành nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm "học đi đôi với hành"; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người học; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là việc bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng nghề mới, nghiệp vụ sư phạm...
Đẩy mạnh công tác liên thông, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh đến tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh nhằm đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo giúp người học có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những cơ sở GDNN không thực hiện theo đúng quy định; giám sát, đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của các cấp; huy động sự tham gia của các hội, đoàn thể, tổ chức đại diện của người lao động trong việc giám sát thực hiện Chương trình. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động GDNN tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề; tập trung theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh đang tổ chức đào tạo tại địa phương (Chú trọng công tác liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh) nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học…/.
Hưng Minh
TAG:
Tin khác
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động