Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Quảng Trị hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
11:41 AM 21/05/2024
(LĐXH)- Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thường xuyên quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, với dân số khoảng 57.000 người (chủ yếu hai tộc người thiểu số là Vân Kiều và Pa Kô).
Lực lượng lao động toàn tỉnh có 332.758 người, chiếm 51,37% tổng dân số. Tuy nhiên, số lượng người bước vào độ tuổi lao động ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc hộ nghèo, cận nghèo chưa được đào tạo nghề và giải quyết việc làm ngày càng tăng. Từ đó dẫn đến tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp, thiếu sinh kế bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn diễn ra khá phổ biến.
Không chỉ vậy, công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trước đây còn gặp không ít khó khăn như: kinh phí đầu tư đào tạo nghề hạn chế nên quy mô, hình thức đào tạo nghề thiếu tập trung. Cơ sở vật chất phục vụ của các cơ sở dạy nghề nghèo nàn. Công tác tuyên truyền, khảo sát nhu cầu học nghề và lập kế hoạch đào tạo nghề triển khai chậm so với yêu cầu, chưa sát với nhu cầu và điều kiện thực tế của người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa thực sự quan tâm đến việc học nghề, nhất là lực lượng thanh niên. Đối tượng học nghề người dân tộc thiểu số có kinh tế khó khăn nên khó tham gia các lớp học nghề tập trung tại huyện. Số lao động học nghề phi nông nghiệp còn ít, chưa góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn...  

Nhờ được hỗ trợ đào tạo nghề, đời sống của người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Trị đã có sinh kế bền vững

Để khắc phục tình trạng trên, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên dành nhiều cơ chế, nguồn lực tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số nên cơ sở hạ tầng các xã miền núi từng bước được cải thiện, chương trình giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chỉ tính riêng trong năm 2022 và 2023, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã chi hơn 462 tỷ đồng; trong đó, các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phân bổ gần 300 tỷ đồng đồng. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Trung ương phân bổ gần 670 tỷ đồng.
Đặc biệt, thực hiện Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Dự án Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, chú trọng thực hiện tốt từ khâu khảo sát nhu cầu người học; rà soát, quản lý đối tượng người học nhằm hỗ trợ đúng đối tượng; ưu tiên, hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Trị đã đặt hàng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật 42 nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng, đồng thời xây dựng và chuẩn hóa 25 chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng sử dụng chung cho toàn tỉnh, trong đó có đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số...
Tính riêng trong năm 2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Trị đã thẩm định hồ sơ và thông báo đủ điều kiện mở các lớp hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng tượng thuộc diện hỗ trợ từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 34 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp (đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng) cho 771 học viên. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thực hiện thẩm định hồ sơ và thông báo đủ điều kiện mở 86 lớp đào tạo nghề nông nghiệp (đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng) cho 1.952 học viên…
Bà Lê Nguyễn Huyền Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Thực hiện Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng được tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai với nhiều giải pháp và bước đầu đạt những kết quả ghi nhận. Tiểu dự án đã từng bước giúp người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nghề nghiệp với thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế, góp phần hoàn thành thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có thể thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Trị đã được đổi mới nâng cao chất lượng, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của người học và theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác đào tạo nghề được gắn với chuỗi tiêu thụ nông sản, với phát triển dịch vụ, du lịch nông thôn, miền núi với nhiều mô hình và hình thức đào tạo nghề nghiệp phù hợp, thu hút nhiều lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tham gia. Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng lao động, thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chí Tâm
TAG:
Tin khác
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045