An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Ninh: Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
10:44 AM 15/11/2021
(LĐXH) – Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng tới chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp, các ngành đã tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp để tạo thêm việc làm, chăm lo đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng là người nghèo, người tàn tật cô đơn, người có công với cách mạng…
Đối với chính sách trợ giúp xã hội, ngày 15/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Căn cứ tình hình thưc tiễn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, đã tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người sinh sống tại cộng đồng: Giai đoạn từ ngày 01/8/2021 đến ngày 31/12/2022: Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 450.000 đồng/tháng; Giai đoạn từ ngày 01/01/2023 trở đi: Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/tháng, đảm bảo hỗ trợ phần cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội, còn khó khăn ở cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Kết quả, tính đến tháng 10/2021, tổng số đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo trên địa bàn tỉnh là 41.958 người, trong đó số 11 đối tượng hưởng theo Nghị định số 20 là 37.333 người (5.183 người hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng), số đối tượng hưởng theo chính sách riêng của Tỉnh theo Nghị quyết số 21 là 4.625 người. Đối tượng có số lượng tăng nhiều nhất là nhóm người khuyết tật và người cao tuổi, nhóm đối tượng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, nhóm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo có xu hướng giảm nhẹ (do trẻ em hết tuổi và do một phần người cao tuổi không còn thuộc hộ nghèo hoặc do đã chết). Đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng được cấp thẻ BHYT để khám, chữa bệnh; hỗ trợ mai táng phí khi chết, nếu đủ điều kiện.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe
của các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6)

Từ đầu năm 2020 đến nay, Ban điều hành hệ thống bảo vệ chăm sóc trẻ em đã duy trì các hoạt động tư vấn, tham vấn tại cộng đồng, đường dây tư vấn miễn phí 180017694; quản lý 15 trường hợp là trẻ em của huyện Bình Liêu, Ba Chẽ; tư vấn can thiệp hỗ trợ 01 trẻ lang thang, 05 trẻ em bị bạo lực, 06 trẻ nghi bị xâm hại tình dục; trợ giúp viên pháp lý và luật sư đã tham gia tố tụng để bào chữa cho 06 vụ việc/06 đối tượng là trẻ em (Sở Tư pháp). Sở LĐTBXH, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã thăm hỏi trực tiếp 02 trẻ em bị xâm hại tình dục của thành phố Hạ Long với tổng kinh phí là 12 triệu đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Liên Chi hội bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 01 trẻ em bị quấn rối tình dục trên địa bàn thành phố Móng Cái.
Sở LĐTBXH chủ trì ký kế hoạch phối hợp triển khai thí điểm mô hình “kết nối dịch vụ chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại cộng đồng” và “vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em vùng đặc biệt khó khăn” với Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ, Bình Liêu và thị xã Đông Triều; vận động Ngân hàng Viettinbank ủng hộ 10 triệu đồng để hỗ trợ dinh dưỡng (sữa) cho trẻ em mầm non của xã Thanh Sơn - huyện Ba Chẽ; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ cho 3.000 hộp sữa loại 180ml cho trẻ em trường Tiểu học xã Hà Lâu huyện Tiên Yên; Tỉnh đã bố trí kinh phí 265 triệu đồng hỗ trợ đồ ấm cho một số xã khó khăn của huyện Ba Chẽ, Bình Liêu.
Các Sở, ban, ngành cũng tích cực hỗ trợ nhà ở, điều kiện học tập cho trẻ em. Trong đó, Sở LĐTBXH trao thiết bị vui chơi cho trẻ em xã Đồng Tâm huyện Bình Liêu trị giá 80 triệu đồng; Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh có thư kêu gọi “tham gia ủng hộ, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em mồ côi tỉnh Quảng Ninh; chủ trì phối hợp với Sở LĐTBXH, Trung tâm truyền thông tỉnh tổ chức chương trình “nối vòng tay nhân ái vì Người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh” với chủ đề “nâng bước trẻ mồ côi khuyết tật đến trường”; Hội có văn bản đề nghị Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh vận động các chi, đảng bộ trực thuộc tham gia đỡ đầu học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, bước đầu có hiệu ứng tích cực. Tính đến ngày 30/8/2021, Hội đã chi hoạt động bảo trợ với tổng số tiền là 876,250 triệu đồng cho 929 đối tượng gồm: 180 xe đạp với kinh phí là 311,4 triệu đồng, 110 góc học tập với kinh phí là 171,6 triệu đồng, 210 suất khen thưởng với kinh phí là 105 triệu đồng, tặng quà 102 suất với kinh phí là 64,4 triệu đồng, đỡ đầu 50 trẻ với kinh phí là 53 triệu đồng, tặng 03 sổ tiết kiệm với kinh phí là 30 triệu đồng, 277 suất hiện vật quy ra tiền mặt là 47,7 triệu đồng; vận động hỗ trợ xây nhà mới 02 tình thương với tổng kinh phí là 100 triệu đồng; Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo cơ sở Đoàn vận động hỗ trợ 04 ngôi nhà khăn quàng đỏ cho trẻ em khó khăn tổng kinh phí là 420 triệu đồng tại thị xã Đông Triều (phường Trần Hưng Đạo), thị xã Quảng Yên (phường Tân An), thành phố Cẩm Phả (phường Mông Dương), huyện Tiên Yên.
Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn chủ trì đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn duy trì hỗ trợ gần 900 trẻ có hoàn cảnh khó khăn (mức từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/tháng); Sở LĐTBXH thông qua vận động Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh hỗ trợ 448 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 146 triệu đồng ; Tỉnh Đoàn triển khai kế hoạch tuổi trẻ với mùa xuân biên giới, tặng 3.000 suất quà tết cho trẻ em nghèo; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp Quỹ Vì tầm vóc Việt hỗ trợ 16 triệu đồng cho 01 học sinh nghèo vượt khó tại thành phố Hạ Long; các cấp Hội đã trao 422 suất quà và học bổng với tổng kinh phí 179,75 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh đã vận động hỗ trợ 50 suất học bổng với tổng kinh phí là 53 triệu đồng, 02 suất cho trẻ em trường Tiểu học thị trấn Bình Liêu với tổng kinh phí là 36 triệu đồng, tặng 150 máy xịt khuẩn trị giá 75 triệu đồng cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Cơ sở Bảo trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh.
Chính sách cho đối tượng Người có công với cách mạng. Giải quyết chi trả kịp thời và đúng chế độ trợ cấp hằng tháng cho gần 14.000 đối tượng người có công và thân nhân hưởng trợ cấp; Giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với 1.855;  Giải quyết chế độ mai táng phí cho 1.862; Giải quyết tuất thương binh từ 61% trở lên từ trần cho 25 đối tượng; tuất bệnh binh từ 61% trở lên từ trần cho 28 đối tượng…; Giải quyết trợ cấp ưu đãi giáo dục và đào tạo theo Thông tư 36 đối với 137 học sinh - sinh viên là con người có công; Giải quyết chế độ dụng cụ chỉnh hình cho 1.114 đối tượng; Quyết định điều chỉnh trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với  20 trường hợp; Quyết định thực hiện chế độ điều dưỡng cho 9.759 đối tượng…
Tính đến ngày 31/10/2021, toàn tỉnh Quảng Ninh có 316.764 người lao động, 5.617 doanh nghiệp
được phê duyệt hỗ trợ tổng số tiền hơn 328 tỷ đồng
Bên cạnh đó, tỉnh cũng nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Tính đến ngày 31/10/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 316.764 người lao động, 5.617 doanh nghiệp được phê duyệt hỗ trợ tổng số tiền hơn 328 tỷ đồng. Trong đó: Có 5.583 doanh nghiệp (202.727 người) được hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền trên 23 tỷ đồng; 03 doanh nghiệp (599 người) được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền gần 4,4 tỷ đồng; 468 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ  với số tiền gần 1,9 tỷ đồng; 567 hộ kinh doanh đã được phê duyệt hỗ trợ với số tiền 1.701 triệu đồng; 31 doanh nghiệp (605 người) được phê duyệt vay vốn với số tiền gần 5 tỷ đồng…; Toàn tỉnh đã hỗ trợ 26 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) với số tiền 39 triệu đồng; 12.384 người thuộc hộ nghèo,cận nghèo với số tiền gần 18,6 tỷ đồng; Đã có 5.280 doanh nghiệp (193.727 người) được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền hơn 11 tỷ đồng; 98.750 người lao động được hỗ trợ số tiền gần 260,7 tỷ đồng nhờ chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp…
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung huy động các nguồn lực xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Sở LĐTBXH sẽ tiếp tục đôn đốc UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 68; thẩm định danh sách, kinh phí đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn./.
Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Dữ liệu giám sát hành trình ôtô sẽ do Cục CSGT quản lý
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả