Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Ninh: Tăng cường phối hợp về đào tạo nghề giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề
03:41 PM 10/07/2017
Sáng 10/7, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Sở LĐTBXH, các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ
hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2017-2020.

Tại hội nghị, Sở LĐTBXH, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, đại diện lãnh đạo các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2017-2020 với mục đích hỗ trợ các DN tuyển dụng lao động phù hợp; giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhu cầu, tình hình sử dụng lao động của các DN để xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường…
Trong giai đoạn 2012-2016, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH và hội nhập. Đến tháng 6/2017 mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị. Các cơ sở đã tuyển sinh được 161.498 người, bình quân mỗi năm đào tạo cho 32.300 người. Số người có việc làm sau đào tạo từ năm 2012-2016 là 88.502 người.
Việc gắn kết công tác đào tạo nghề giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng như: đặt hàng đào tạo nghề; hỗ trợ chi phí ăn, ở cho học viên; đào tạo lại cho người lao động…
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động còn nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; thiếu sự gắn kết giữa DN với cơ sở đào tạo nghề … Vì thế, đề "đầu ra" của nhà trường là "đầu vào" của DN, các đại biểu đã tập trung bàn một số giải pháp như: DN cần có kế hoạch dài hạn về định hướng nhu cầu đào tạo lao động cho các cơ sở nghề; Hiệp hội DN, các DN phê duyệt chương trình đào tạo sau đó gửi cho các trường để theo nhu cầu của DN; tạo điều kiện cho các lao động học thực hành tại các DN.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới, các cơ sở dạy nghề cần đẩy mạnh thực hành; tư vấn phân luồng cho học sinh, sinh viên; nâng cao trình độ giáo viên, đổi mới công tác quản lý giáo dục nghề; chuẩn hóa và phát triển cơ sở vật chất thiết bị. DN và các cơ sở dạy nghề cần tăng cường sự liên kết để đào tạo lao động sát với nhu cầu thị trường…/.
PV
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo