An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Ninh: Phấn đấu năm 2020, 90% người tâm thần có hành vi nguy hiểm cho xã hội được phục hồi chức năng tại các cơ sở
08:39 AM 17/09/2018
(LĐXH) -Theo Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng người tâm thần, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Để trợ giúp đối tượng, tỉnh đã ban hành, triển khai đồng bộ nhiều chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có người tâm thần, rối nhiễu tâm trí.
Tổ Công tác liên ngành họp triển khai thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng còn nhiều bất cập, chưa quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc trợ giúp người bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, vai trò chăm sóc phục hồi cho đối tượng tại cộng đồng và gia đình rất cao, trong khi đó khung pháp lý về sức khỏe tâm thần chưa quy định cụ thể mà được lồng ghép trong các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư liên quan. Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, điều trị tại các bệnh viện, trung tâm tập trung chủ yếu ở nhóm tâm thần thể nặng. Một số biểu hiện rối nhiễu tâm trí, tâm thần khác chưa được chú trọng. Điều này có nghĩa là những đối tượng này chưa nhận được sự chăm sóc và điều trị đầy đủ tại cộng đồng thậm chí tại các cơ sở y tế. Hơn nữa, khái niệm về rối nhiễu tâm trí cũng chưa được nhận thức đầy đủ. Vì vậy, các vấn đề về sức khỏe tâm thần được xem là vấn đề của ngành y tế, xu hướng chú trọng vào khía cạnh trị liệu hơn là phát hiện sớm và phòng ngừa; khả năng tiếp cận với các dịch vụ, cơ sở chăm sóc, chuẩn đoán còn hạn chế, công tác phát hiện, can thiệp sớm những người rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần tại cộng đồng chưa tích cực.
 Đội ngũ nhân lực làm công tác xã hội có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lĩnh vực này còn thiếu nên hoạt động chăm sóc, trợ giúp người bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí chưa thực sự hiệu quả. Tại nhiều bệnh viên, trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần chưa có nhân viên công tác xã hội. Việc chăm sóc người bệnh chủ yếu do cán bộ y tế đảm nhiệm, giúp người bệnh điều trị bằng thuốc còn việc hỗ trợ biện pháp trị liệu không dùng thuốc giúp đối tượng hòa nhập trở lại với đời sống xã hội là công việc mà nhân viên công tác xã hội làm tốt lại chưa được quan tâm.
Hình thức và nội dung truyền thông còn sơ sài và chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu qua phương tiện thông tin như báo, đài PTTH trong khi đó đối tượng là người yếu thế, nhận thức hạn chế, sống tại những vùng địa lý và kinh tế khó khăn do vậy nhu cầu tiếp cận các hình thức, phương tiện truyền thông tiên tiến còn ít. Nguyên nhân một phần cũng là do vấn đề tâm thần và rối nhiễu tâm trí là thuật ngữ phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn; lại chưa có sự định hướng cụ thể của các cơ quan quản lý trung ương. Các biện pháp can thiệp, trợ giúp đối với bệnh nhân rối nhiễu tâm trí, lo âu, trầm cảm, trẻ tự kỷ… cần thực hiện trong thời gian dài, chi phí điều trị khá cao mới có thể đánh giá được kết quả của quá trình trị liệu cũng như tác động tích cực đối với người bệnh. Tuy nhiên, bản thân đối tượng và gia đình đời sống còn nhiều khó khăn, điều kiện tiếp cận các dịch vụ và biện pháp trị liệu hạn chế.
 Chưa có sự phối hợp trong việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tiếp cận, chăm sóc và điều trị người bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. Mặt khác, chưa có bộ tài liệu chuẩn cung cấp kiến thức về sức khỏe tâm thần và các biểu hiện rối nhiễu tâm trí được ban hành. Các nội dung và hoạt động được triển khai thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và tài liệu từ các nguồn khác nhau. Mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng mới được thí điểm triển khai trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp tại một vài địa phương vì vậy chưa có mô hình chuẩn và đánh giá kết quả, là cơ sở cho việc học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.

Tư vấn, truyền thông cho đối tượng tại cộng đồng
Trước thực trạng đó, Đề án trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, rối nhiều tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ CTXH; 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh sẽ phấn đấu hình thành nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và PHCN cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.
Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh tập trung xây dựng và ban hành các văn bản quy pháp pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách trợ giúp cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí; Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và PHCN cho đối tượng; Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần; Phát triển cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc, PHCN, nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ giúp người tâm thần.
Với vai trò là cơ quan thường trực thực hiện chương trình, trong năm 2018, Sở LĐTBXH tập trung triển khai các nhiệm vụ chính như: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về trợ giúp xã hội đối với người tâm thần, người rối nhiều tâm trí cho đội ngũ cán bộ y tế học đường trong các trường mầm non, tiểu học; Tập huấn, hỗ trợ kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiều tâm trí cho gia đình đối tượng; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên hệ thống văn phòng công tác xã hội về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiều tâm trí dựa vào cộng đồng và đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện mô hình tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí; Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho giáo viên, học sinh tại 40 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh...

Hồng Phượng
 
 
 
 
TAG:
Tin khác
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
‘Biển người’ đổ về hồ Tây xem 2.025 drone trình diễn ánh sáng
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’