An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Quảng Ninh: Nhiều biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
07:07 PM 27/04/2021
(LĐXH)- Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng luôn được các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, nhằm tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Thời gian qua, cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác ATVSLĐ, tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người lao động trong việc đảm bảo ATVSLĐ. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song các Sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tích cực và chủ động tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú về nội dung, ý nghĩa, mục đích của Tháng ATVSLĐ tới người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân. Kết quả đã có 465 tin bài, phóng sự, ảnh với nội dung đa dạng, phong phú đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. UBND các địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh đã treo 17.848 băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền; Các doanh nghiệp, đơn vị đã tổ chức 656 lớp tập huấn, huấn luyện, phổ biến về công tác ATVSLĐ với tổng số 70.390 lượt người tham gia.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, đầu tư cho công tác ATVSLĐ
Công tác huấn luyện ATVSLĐ cũng được chú trọng. Năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã tổ chức 07 lớp huấn luyện cho 325 người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ của 07 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Huấn luyện điểm ATVSLĐ theo Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2020 cho tổng số 300 người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 14 lớp tập huấn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, sử dụng nhiều lao động với tổng số 1400 người là đối tượng người sử dụng lao động, cán bộ quản lý được tập huấn. Bên cạnh đó, tiến hành hảo sát mô hình quản lý ATVSLĐ tại 35 doanh nghiệp và triển khai xây dựng góc bảo hộ lao động, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động tại 07 doanh nghiệp được khảo sát.
Công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ luôn được các Sở, ban ngành quan tâm phối hợp, nhằm nâng cao hiệu quả, tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho cơ sở; chỉ đạo các cơ sở tăng cường các hoạt động tự kiểm tra một cách thường xuyên để chủ động phát hiện các sai phạm, các nguy cơ mất an toàn, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Trong năm 2020, Thanh tra LĐTBXH đã chủ trì tiến hành thanh tra tại 04 doanh nghiệp; Phối hợp với thanh tra Bộ LĐTBXH thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, ATVSLĐ tại 28 đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm tra về ATVSLĐ tại 04 doanh nghiệp khai thác than hầm lò trên địa bàn.
Về phía các doanh nghiệp, mặc dù còn có khó khăn về sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song các đơn vị vẫn tiếp tục quan tâm, đầu tư cho công tác ATVSLĐ như: Kiện toàn bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng kỳ; Phân định rõ chế độ trách nhiệm của các bộ phận trong công tác ATVSLĐ... Công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ được đổi mới với nhiều hình thức phong phú, cách làm sáng tạo. Đề cao ý thức tự kiểm tra một cách thường xuyên của cơ sở để chủ động phát hiện các sai phạm, các nguy cơ mất an toàn để từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Việc đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, như: Khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thăm quan, nghỉ mát, điều dưỡng; ăn ca, ăn định lượng; bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN… đã được chủ doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động đã từng bước được nâng cao.
Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tin tưởng rằng, công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ ngày càng có những chuyển biến tích cực, hạn chế TNLĐ, BNN, để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương./.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng