Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Ninh: Hơn 328 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19
06:15 PM 05/11/2021
(LĐXH) – Tính đến ngày 31/10/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 316.764 người lao động, 5.617 doanh nghiệp được phê duyệt hỗ trợ tổng số tiền hơn 328 tỷ đồng.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 4169/UBND-VX2 ngày 02/7/2021 chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch cụ thể để nhanh chóng, kịp thời tổ chức triển khai thực hiện việc hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh gặp khó găn do đại dịch COVID-19. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Sở LĐTBXH đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Công ty CP Bến xe Quảng Ninh chi trả hỗ trợ cho người lao động
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch Covid-19.
Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh. Các Sở, ngành, đơn vị và UBND các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú được triển khai thực hiện kịp thời tới người dân, người lao động, người sử dụng lao động, như: Gửi công văn đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền trên website, fanpage DDCI để toàn thể nhân dân và NLĐ được biết và thực hiện.
Sở LĐTBXH phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động kê khai nhận trợ cấp tại các hội nghị tập huấn, tuyên truyền, đối thoại về chính sách lao động, việc làm, BHXH, BHYT; viết các tin bài tuyên truyền đăng lên Cổng thông tin của Sở; Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyên truyền trên mạng xã hội thông qua các hình ảnh đồ hoạ, infographic, motiongraphich; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí như Đài truyền hình, Báo Quảng Ninh, Báo Lao động, Báo Nhân Dân thực hiện các phóng sự, tin, bài để tuyên truyền về việc chi trả trợ cấp cho người lao động…; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh in các tờ phướn hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho vay công khai tại các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện; phối hợp với Trung tâm Thông tin tỉnh xây dựng các phóng sự, bản tin, viết bài tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động để cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
UBND các các huyện, thị xã, thành phố giao cho Trung tâm Truyền thông và Văn hóa triển khai thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh, truyền hình của địa phương, cụm loa phát thanh tại các xã, phường, thị trấn, thôn, khu; Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội của địa phương; niêm yết các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ở nhà văn hóa thôn, khu; tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tiếp, trực tuyến triển khai thực hiện…
Tính đến ngày 31/10/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 316.764 người lao động, 5.617 doanh nghiệp được phê duyệt hỗ trợ tổng số tiền hơn 328 tỷ đồng. Trong đó: Có 5.583 doanh nghiệp (202.727 người) được hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền trên 23 tỷ đồng; 03 doanh nghiệp (599 người) được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền gần 4,4 tỷ đồng; 468 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ  với số tiền gần 1,9 tỷ đồng; 567 hộ kinh doanh đã được phê duyệt hỗ trợ với số tiền 1.701 triệu đồng; 31 doanh nghiệp (605 người) được phê duyệt vay vốn với số tiền gần 5 tỷ đồng…
Nhiều lao động tự do đã nhận được hỗ trợ của Nhà nước, giúp phần nào trang trải cho cuộc sống còn nhiều khó khăn
Đối với chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và các đối tượng đặc thù khác. Ngày 16/8/2021 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND về việc hỗ trợ NLĐ không có giao kết hợp đồng và một số đối tượng đặc thù gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể như sau: Đối với những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo (Chính sách hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo Quốc gia và chuẩn nghèo của Tỉnh)… được hỗ trợ mức 1,5 triệu đồng; Đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)… mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày; Số tiền hỗ trợ tối đa không quá 3,7 triệu đồng. Kết quả: Toàn tỉnh đã hỗ trợ 26 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) với số tiền 39 triệu đồng; 12.384 người thuộc hộ nghèo,cận nghèo với số tiền gần 18,6 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Đã có 5.280 doanh nghiệp (193.727 người) được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền hơn 11 tỷ đồng; 98.750 người lao động được hỗ trợ số tiền gần 260,7 tỷ đồng.
Có thể thấy, các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời đã phần nào giúp người dân giảm bớt khó khăn, an tâm và tin tưởng hơn vào chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian tới, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đôn đốc UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 68; thẩm định danh sách, kinh phí đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn…/.
Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn và nguyên nhân khi thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Sơn La