Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Ninh: Chất lượng đào tạo nghề đang dần được nâng cao
03:41 PM 29/01/2018
Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 32 cơ sở công lập và 7 cơ sở thuộc doanh nghiệp, do đó đã hình thành một mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đa dạng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ bắt buộc mà các trường nghề đang chú trọng thực hiện.
Thực hành nghề tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Hạ Long. Ảnh: Phương Thúy
Tại Trường Cao đẳng giao thông Quảng Ninh, những năm gần đây, công tác đào tạo, tuyển sinh của Trường gặp khá nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh trên địa bàn khá cao do các trường có cùng ngành nghề đào tạo tại Quảng Ninh khá nhiều. Đồng thời, tỷ lệ học sinh chọn các nghề kỹ thuật giảm so với các ngành nghề dịch vụ. Thầy giáo Phan Qúy Dương, Hiệu phó Trường Cao đẳng Giao thông Quảng Ninh, chia sẻ: “Để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường chú trọng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo, đồng thời đổi mới chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với yêu cầu của nghề, địa phương, thị trường lao động. Mặt khác, nhà trường cũng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo các nghề mới”.
Theo thầy Phan Qúy Dương thì năm 2018, Trường quan tâm đến công tác tuyển sinh các nghề trình độ cao đẳng, trung cấp gắn với giải quyết việc làm, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mặt khác, Trường còn chú trọng phối hợp với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện thực hiện mô hình liên kết đào tạo văn hoá kết hợp với đào tạo trung cấp nhằm thu hút được nhiều học sinh tốt nghiệp THCS vào học. Hoạt động này được thực hiện với mong muốn vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề vừa nâng cao được trình độ văn hoá cho người lao động, tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho người học.
Tiết học của Lớp Cao đẳng du lịch, Trường Cao đẳng Giao thông Quảng Ninh. Ảnh do Nhà trường cung cấp
Không riêng Trường Cao đẳng Giao thông Quảng Ninh, những năm gần đây, để có thể đứng vững, nhiều cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, tổng kinh phí dành cho công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh là 580,084 tỷ đồng. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã năng động, sáng tạo, áp dụng nhiều biện pháp trong công tác tuyển sinh. Đồng thời, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo cũng được quan tâm đầu tư, bổ sung mới. Đối với khối các trường cao đẳng, trung cấp, số nhà giáo đạt chuẩn là 60,12%. Với khối trường đại học có hoạt động giáo dục nghề nghiệp là 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học. Với khối trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, số nhà giáo đạt chuẩn là 59,3%.
Cùng với đó, các cơ sở đào tạo nghề cũng rất quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo theo từng trình độ. Cụ thể, năm 2017, các cơ sở đào tạo nghề đã tiến hành xây dựng 288 chương trình đào tạo. Trong đó, phải kể đến một số đơn vị như: Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam; Trường Cao đẳng Xây dựng; Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh… Theo đó, các chương trình đào tạo đã được xây dựng phù hợp với trình độ học sinh, sinh viên; thường xuyên cập nhật tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo cũng được tăng cường. Năm 2017, công tác đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ sở đào tạo nghề là 55,888 tỷ đồng; đầu tư trang thiết bị là 29,765 tỷ đồng.
Dự kiến, năm 2018, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh sẽ đào tạo khoảng 35.000 người, trong đó trình độ cao đẳng là 1.500 người, trình độ trung cấp là 5.000 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là trên 28.500 người. Với xu thế hội nhập lao động trong ASEAN, quốc tế, giáo dục nghề nghiệp cần phải phát huy mọi nguồn lực. Việc nâng chất lượng đào tạo là cần thiết, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, theo nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp.
Theo Báo Quảng Ninh
TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng