Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Nam: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,51%
09:06 AM 14/12/2018
(LĐXH) - Kết thúc năm 2018, trong công tác GDNN, Quảng Nam đã tuyển mới 35.608 người; bao gồm: tuyển sinh đào tạo tại các cơ sở GDNN là 20.408 người, lao động được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, tại các doanh nghiệp, làng nghề trên 15.200 người, đạt 100.3 % kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến thời điểm này đạt 58,51%,trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo là 23,83%...
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Quảng Nam hiện đạt 58,51%
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do việc  tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhìn chung vẫn còn khó khăn, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng đầu vào tuyển sinh của các trường còn thấp, việc duy trì số lượng học sinh đang học ở các trường trung cấp còn hạn chế.  Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo chưa được thực hiện mạnh mẽ: chủ yếu dạy nghề chính quy tập trung và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng, chưa phát triển loại hình dạy nghề theo hình thức vừa làm vừa học; hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp chưa phát triển mạnh...
Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là vẫn còn bộ phận người dân còn xem nhẹ học nghề, học sinh tốt nghiệp THPT chỉ đi vào học nghề khi không vào được trường đại học; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, còn thiếu thốn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nghề hiện nay; Trình độ kỹ năng nghề của nhiều nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt là chưa có sự gắn kết chặt chẽ  mạnh mẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong tổ chức dạy nghề cho người lao động: các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không mặn mà trong việc tiếp nhận người học nghề đến thực tập tay nghề tại doanh nghiệp mình; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu năng nổ trong tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp...
Chỉ tiêu đề ra trong năm 2019 của Quảng Nam là phấn đấu tuyển mới lao động học nghề, bồi dưỡng, tập huấn nghề nghiệp là 35.500 lượt người, trong đó, 2.500 người trình độ cao đẳng , 2.500 người trình độ trung cấp, 10.000 người trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 20.500 người (bao gồm số lao động được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề...). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 24,5% vào cuối năm 2019…
Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch trên, Quảng Nam đã chủ động đề ra các giải pháp, cụ thể là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục nghề nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao nhận thức cho người lao động rằng hiện nay thị trường đang rất cần lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
- Thực hiện sắp xếp, sáp nhập các cơ sở GDNN công lập; chú trọng đầu tư trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, nhất là đối với các ngành nghề trong quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...
- Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp: phát triển chương trình; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; thực hiện kiểm định, bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đổi mới phương thức quản trị nhà trường…
- Đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đẩy mạnh xã hóa, thu hút các nguồn lực; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; ưu tiên đào tạo, đào tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.../.
 NHB
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm