An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quận Hai Bà Trưng: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn chính sách xã hội đạt cao
04:24 PM 06/09/2018
(LĐXH) Trong nhiều năm thực hiện, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết an sinh xã hội, thực hiện tốt mục tiêu chung về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tính đến 31/7/2018, Ngân hàng chính sách xã hội quận Hai Bà Trưng đã giải ngân được 230 triệu đồng cho 8 hộ nghèo, cận nghèo; 1,580 tỷ đồng cho 37 hộ người khuyết tật, người mù của quận. Bên cạnh đó, vốn tín dụng chính sách còn tạo việc làm mới cho hơn 1.100 lao động, duy trì việc làm ổn định cho hom 2.200 lao động, thực hiện mục tiêu chung của quận về giảm nghèo bền vững.
Bảy tháng đầu năm, nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại quận Hai Bà Trưng đạt mức tăng trưởng cao. Theo đó, đến 31/7/2018 đạt 115,422 tỷ đồng, tăng 5,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: Nguồn vốn ngân sách quận Hai Bà Trưng ủy thác sang NHCSXH cho vay là 17,857 tỷ đồng, tăng 5,357 tỷ đồng so với năm 2017; Nguồn vốn ủy ban MTTQ quận Hai Bà Trưng ủy thác sang NHCSXH cho vay là 450 triệu đồng.
Làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội
(Ảnh minh họa)

Đối với nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chinh sách: Doanh số cho vay 7 tháng đầu năm đạt 44,150 tỷ đồng với trên 1.174 lượt hộ được vay vốn, doanh số thu nợ đạt 40,526 tỷ đồng, doanh số xóa nợ đạt 59,4 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 31/7/2018 là 113,308 tỷ đồng với 05 chương trình tín dụng cho 3.279 hộ vay, tăng 3,56 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 98,2% kế hoạch được giao, tồn 2,1 tỷ đồng so với kế hoạch.
Về chất lượng tín dụng: Dư nợ xấu đến 31/7/2018 là 153 triệu đồng, giảm 66 triệu đồng so với đầu năm và chiếm tỷ lệ 0,13 %/tổng dư nợ. Hiện tại, không có nợ quá hạn phát sinh.
Toàn quận hiện có 10 Điểm giao dịch tại phường, các phường đã bố trí điểm giao dịch trong khuôn viên trụ sở UBND nhằm đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với tín dụng chính sách. Tỷ lệ giao dịch tại phường đạt cao: Tỷ lệ giải ngân: 92%; tỷ lệ thu nợ: 95%; tỷ lệ thu lãi: 100%; tỷ lệ gửi tiết kiệm: 100%; tỷ lệ rút tiết kiệm: 100%.
Toàn quận có 139 tổ Tiết kiệm và vay vốn, trong đó, có 126 tổ Tiết kiệm và vay vốn, 100% tổ Tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt. Tiền gửi tiết kiệm qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn đạt 16,330 tỷ đồng, 100% tổ Tiết kiệm và vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm với mức tiền gửi bình quân: 500.000 đồng/tổ viên; số dư tiền gửi bình quân: 5,3 triệu đồng/tổ viên.Chương trình cho vay giải quyết việc làm:Dư nợ đến 31/12/2018 ước đạt 79,966 tỷ đồng, tăng 12,853 tỷ đồng (tăng 19%) so với năm 2017, thu hút 606 lao động; Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, dư nợ đến 31/12/2018 đạt 85 triệu đồng, giảm 87 triệu đồng so với năm 2017. Trường hợp có sinh viên đủ điều kiện vay vốn theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Chính phủ, Ngân hàng sẽ đáp ứng 100% nhu cầu.
Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, dư nợ đến 31/12/2018 ước đạt 2 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2017.
Trong nhiều năm thực hiện, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết an sinh xã hội, thực hiện tốt mục tiêu chung về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận. Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, hộ người mù, người khuyết tật, hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm và thu nhập không ổn định vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, duy trì ổn định và tạo việc làm mới cho 3.100 lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chung của quận về giảm nghèo bền vững.
Dự kiến, năm 2019, dư nợ vốn tín dụng chính sách trên địa bàn quận ước đạt 129,103 tỷ đồng, tăng 10,601 tỷ đồng (tăng 9%) so với năm 2018, trong đó, cho vay giải quyết việc làm 104,878 tỷ đồng, tăng 24,912 tỷ đồng (tăng 31%) so với năm 2018. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu vay vốn năm 2018 được tổng hợp của UBND các phường và các điều kiện quy định tại văn bản hướng đẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, dư nợ vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, dự kiến, năm 2019 ước đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018.

Khánh Linh

 

TAG:
Tin khác
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
‘Biển người’ đổ về hồ Tây xem 2.025 drone trình diễn ánh sáng
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’