An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Phú Yên: đẩy mạnh các hoạt động, hướng tới mục tiêu chăm sóc tốt hơn cho người khuyết tật
08:06 AM 26/05/2016

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Yên có 16.758 NKT đã được xác định mức độ khuyết tật, chiếm khoảng 1,91% tổng dân số toàn tỉnh, đến nay, trên cơ sở kết quả xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, 16.801 đối tượng đã được cấp chứng nhận khuyết tật.

Thời gian qua, thực hiện Luật Người khuyết tật, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên đã tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai nhiều chính sách chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho NKT. Nhờ vậy, đời sống của đại bộ phận NKT đã được nâng lên, hàng ngàn NKT ở Phú Yên được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như học văn hóa, học nghề tạo việc làm, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, nhà ở... Mặc khác, tỉnh cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, đoàn thể quần chúng phối kết hợp, kêu gọi, vận động các tổ chức xã hội từ thiện, cá nhân hảo tâm tích cực tham gia, trợ giúp NKT, điển hình như các chương trình “Kết nối trái tim”, “Nhịp cầu nhân ái”. 

Theo thống kê, toàn tỉnh Phú Yên có 16.758 NKT đã được xác định mức độ khuyết tật, chiếm khoảng 1,91% tổng dân số toàn tỉnh, đến nay, trên cơ sở kết quả xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, 16.801 đối tượng đã được cấp chứng nhận khuyết tật.

Tính đến cuối tháng 5/2015, địa phương đã có 14.980 NKT được hưởng trợ cấp xã hội với tổng kinh phí hàng năm hơn 50 tỷ đồng, đồng thời, thực hiện trợ cấp cho 1.986 người chăm sóc NKT với hơn 4,6 tỷ đồng. Hiện có 36 NKT đang được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo tại Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh. Bên cạnh đó, Phú Yên đã cấp 15.016 thẻ BHYT cho NKT đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, một số NKT nhẹ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hộ thuộc các thôn, buôn và xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn cũng được cấp thẻ BHYT. Có khoảng 1.550 NKT được theo dõi phục hồi chức năng tại nhà và 560 NKT tiến bộ hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, địa phương cũng tổ chức đưa 502 NKT đi khám và phục hồi chức năng miễn phí tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn; phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể cho 10.129 người khiếm thị với tổng kinh phí hơn 48,2 tỷ đồng; vận động và trao tặng 1.350 xe lăn, xe lắc và 60 xe đạp cho NKT; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khám sàng lọc và mổ tim cho 240 trẻ bị tim bẩm sinh.

Đối với công tác giáo dục, tỉnh có 350 trẻ khuyết tật tuổi mầm non, đã có 91 em được can thiệp sớm; 1.178 trẻ em lứa tuổi tiểu học, trong đó có 577 em đang học hòa nhập và 59 em học chuyên biệt. Hội Người mù tỉnh đã tổ chức mở 02 lớp dạy chữ Braille cho 27 NKT và phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dạy tin học và kỹ năng sống cho các hội viên. Cùng với đó, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, Trường trung cấp nghề, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cũng thường xuyên tổ chức tuyển sinh dạy nghề cho NKT có khả năng làm việc và có nhu cầu, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT theo đúng quy định.

 

 

Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh phát tờ rơi cho

học sinh Trung tâm Hướng nghiệp phát triển giáo dục hòa nhập Phú Yên

 

Các hoạt động tư vấn pháp luật và truyền thông về trợ giúp pháp lý cho NKT được kết hợp thực hiện thông qua các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động hướng về cơ sở. Thông qua đó, đã tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho 67 trường hợp, chủ yếu thuộc các lĩnh vực pháp luật về chính sách cho NKT.

Nhằm hướng tới mục tiêu các đối tượng NKT ngày càng được chăm sóc tốt hơn, thời gian tới, tỉnh Phú Yên sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về quan tâm trợ giúp NKT. Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP tại cộng đồng. Triển khai khảo sát tình hình, thực trạng NKT làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT; xây dựng kế hoạch thực hiện các cơ chế chính sách trợ giúp NKT, đặc biệt là chính sách về miễn, giảm học phí, đóng góp, cấp thẻ BHYT, khám chữa bệnh miễn phí, dạy nghề và tạo việc làm, vay vốn ưu đãi, cấp phát xe lăn, dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật chỉnh hình... Tổ chức tiếp nhận, quản lý, chăm sóc NKT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào nuôi dưỡng tập trung tại các cở sở bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho NKT tiếp cận thông tin, các công trình xây dựng và giao thông công cộng, các chương trình an sinh xã hội và giảm nghèo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, giúp người dân thoát nghèo
Huyện Bình Đại triển khai có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững
Hà Nội gặp mặt, tri ân người có công tham gia giải phóng Thủ đô
Hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em bị ảnh hưởng do bão lũ tại miền Bắc
Vũng Liêm tích cực giải bài toán giảm nghèo bền vững
Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân Mỏ Cày Bắc giảm nghèo bền vững
Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ qua Trung ương đoàn
Đề nghị trẻ em không có giấy tờ tùy thân cũng được cấp thẻ BHYT
TPHCM: Long trọng tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024”