Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
08:48 AM 13/11/2024
(LĐXH)- Ngày 12.11.2024, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tổng kết Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật" (AVAC) với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan Nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.
Đây là một Hợp phần trong Dự án AVAC do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em điều phối triển khai thông qua 3 đối tác: Viện MSD, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR), và Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC). Mục tiêu của Dự án AVAC là góp phần cùng Nhà nước và các bên thực hiện hiệu quả Quyền Trẻ em, đảm bảo Quyền Trẻ em được thực hiện đầy đủ như cam kết. Trong đó, mục tiêu trung hạn là trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội và các bên liên quan để thực hiện quyền tham gia một cách có ý nghĩa và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực.
Hội thảo tổng kết Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật" được thực hiện nhằm tổng hợp các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Dự án; lắng nghe ý kiến của đại diện các bên liên quan chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án để có thể nâng cao hiệu quả việc duy trì và lan toả rộng rãi các kết quả Dự án.

Các đại biểu đại diện Bộ ban ngành, các tổ chức xã hội, giáo viên, phụ huynh,…các bên liên quan tham gia dự án AVAC chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo tổng kết dự án

Phát biểu khai mạc sự kiện, Tiến sĩ Phạm Thanh Tịnh, Chủ tịch Hội Nghiên Cứu Khoa Học Về Đông Nam Á Việt Nam nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia của trẻ em và việc lắng nghe tiếng nói của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật không chỉ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bạo lực, phân biệt đối xử mà còn tạo cơ hội cho trẻ em được tham gia vào các quyết định liên quan đến cuộc sống của mình.
Bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho biết “Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em nói chung và những nỗ lực phòng chống bạo lực và phân biệt đối xử với trẻ em nói riêng luôn là một trong những ưu tiêu trong các hoạt động của Viện MSD. Thông qua dự án AVAC, chúng tôi có cơ hội tiếp tục nỗ lực này, đặc biệt thông qua các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em cũng như tăng cường nhận thức của các bên liên quan về áp dụng kỷ luật tích cực và chấm dứt mọi hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em.

Tiến sĩ Phạm Thanh Tịnh, Chủ tịch Hội Nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á Việt Nam

 Kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tham gia của trẻ em do dự án thực hiện năm 2024 cho thấy bạo lực và phân biệt đối xử vẫn còn hiện hữu với tỉ lệ khá cao trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, ở tất cả các môi trường từ vi mô tới trung mô và vĩ mô, và cả trên không gian mạng. Cụ thể là, hơn 88% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng các em từng bị mắng chửi trong gia đình; gần 78% từng chứng kiến bạo lực học đường và hầu hết trẻ em đều cho rằng mức độ tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng còn nhiều hạn chế. Hơn 86% trẻ em cho biết có sử dụng mạng xã hội và một điều tích cực là trên 70% trẻ tham gia khảo sát đã được học những nội dung, kĩ năng để bảo vệ bản thân trên môi trường mạng. Viện MSD hi vọng kết quả của báo cáo khảo sát này sẽ là cơ sở tham chiếu cũng như nguồn tham khảo cho các cơ quan, tổ chức liên quan trong tiến trình tham mưu, xây dựng và thực hiện các hoạt động, chương trình và sáng kiến về quyền trẻ em tại Việt Nam ”.

Bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)

Bà Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc Chiến lược, Chất lượng và Hiệu quả chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam cũng chia sẻ về cam kết lâu dài của Tổ chức trong công tác thúc đẩy quyền cho trẻ em nói chung và cho nhóm trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng của bất bình đẳng và phân biệt đối xử, trong đó có trẻ khuyết tật, nói riêng.

Bà Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc Chiến lược, chất lượng và hiệu quả chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam

Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra hai tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến quan đến bảo vệ trẻ em với sự tham gia tích cực của đại diện các bên liên quan. Các đại biểu đã cùng trao đổi và thảo luận về các chủ đề, bao gồm :
TAG:
Tin khác
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa