Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nông dân Hà Nam đã trở thành nông dân 4.0 như thế nào?
10:43 AM 28/02/2019
Là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nông nghiệp chất lượng cao, thời gian qua bên cạnh những nỗ lực kêu gọi đầu tư, Hà Nam cũng đã phát huy các thế mạnh sẵn có của địa phương. Một trong những thế mạnh này là nâng cao chất lượng lao động bằng các lớp dạy nghề nông nghiệp.
Thay đổi tập quán sản xuất, tăng thu nhập
Hà Nam - tỉnh sản xuất nông nghiệp truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ, thời gian gần đây được biết đến như tỉnh phát triển mạnh nhất về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Có được thành công này là do tỉnh đã phát huy lợi thế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, chủ yếu là lao động nông thôn qua dạy nghề. 
Một lớp học trồng rau công nghệ cao ở Hà Nam. Ảnh: T.N

Ông Lê Văn Sơn - nông dân xã Nhân Bình (huyện Lý Nhân) cho biết, thời gian qua nhờ được học kỹ thuật trồng rau an toàn mà giờ đây ông đã trở thành một nông dân 4.0, biết áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

“Trước đây không có kiến thức, khoa học nên mình bị lạc hậu, giờ thì 1 sào đất nông dân có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn. Qua đó, thu nhập được tăng thêm" – ông Sơn nói. 

Ông Triệu Quốc Đạt - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, hiện tỉnh đã quy hoạch 4 khu nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân với diện tích khoảng 300ha và kêu gọi sự tham gia của một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Vingroup, Giống cây trồng  T.Ư... 

Ông Đạt cũng cho biết, việc hình thành các khu sản xuất nông sản, rau quả chất lượng cao đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũng như mở ra cơ hội tăng thu nhập cho nông dân ở những vùng sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp. Ví dụ, khi góp đất, nông dân được doanh nghiệp trả 150kg ngô/sào/năm, quy đổi bằng tiền khoảng 7.000 đồng/kg... 

“Đặc biệt, để giúp nông dân thích ứng với cách mạng khoa học công nghệ, tỉnh đã chỉ đạo tích cực đẩy mạnh hoạt động dạy nghề. Hiện nay, tỉnh còn miễn kinh phí đào tạo cho nông dân làm công nhân trong những mô hình của doanh nghiệp” – ông Đạt nói thêm. 

Dạy nghề tái cơ cấu nông nghiệp

Bà Khổng Thị Thảo – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhiều năm qua Hội Nông dân tỉnh tham gia tích cực vào hoạt động dạy nghề, tạo việc làm bền vững cho nông dân. Hội đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông nghiệp như: Sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả VietGAP... 

Sau 5 năm triển khai, đến nay Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã trực tiếp tổ chức được 39 lớp dạy nghề cho 1.351 nông dân. Trong đó, dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg mở được 36 lớp, với 1.228 lượt người được đào tạo. Cụ thể: Đối với nghề nông nghiệp, tổ chức được 13 lớp cho 595 người; nghề phi nông nghiệp tổ chức 23 lớp cho 633 người tham dự. Sau khi được đào tạo, đã có trên 80% lao động tìm được việc làm, có thu nhập ổn định...

Theo Dân Việt


TAG:
Tin khác
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm