Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối thông tin thị trường lao động
04:16 PM 25/12/2024
(LĐXH)-Năm 2024, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
MDicột trong những giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả được Ninh Bình chú trọng thực hiện là tỉnh đã chú trọng kết nối cung cầu lao động nhằm vừa giúp doanh nghiệp đỡ tốn kém chi phí tuyển dụng, quản lý, nâng cao tốc độ tuyển dụng vừa tạo cơ hội để người lao động tìm việc làm thông qua các đơn vị uy tín, được bảo đảm quyền lợi chính sách và đa dạng ngành, nghề lựa chọn.
Trao đổi thông tin về việc làm giữa người lao động và nhà tuyển dụng
Năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạoTrung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn và Phòng Lao động - Thương binh và xã hội và các ban, ngành thuộc các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi với mong muốn trực tiếp cung cấp thông tin, mục đích, ý nghĩa của các phiên giao dịch việc làm; đưa thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước đến gần với người lao động; tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp và ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động.
Các hình thức tuyên truyền được thực hiện ngày càng đa dạng như: Thông báo bản tin, chạy chữ trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh Ninh Bình, hệ thống đài truyền thanh đa cấp; phát tờ rơi tuyển dụng lao động, treo băng rôn quảng bá về các phiên giao dịch việc làm, thông báo về các chương trình việc làm trong và ngoài nước; treo bảng niêm yết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của trung tâm sử dụng bằng mã QR; liên hệ và phối hợp cung ứng lao động cho các doanh nghiệp; thông báo trên Web và gửi thông báo tuyên truyền về các chương trình đi xuất khẩu lao động. Đồng thời, Trung tâm đã tổ chức thu thập thông tin về chỗ làm trống, người tìm việc và các chương trình việc làm ngoài nước, đưa số liệu này lên trang web của đơn vị để có thể chia sẻ thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Doanh nghiệp giới thiệu các vị trí việc làm cho người lao động
Nhằm đáp ứng cung - cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, trong năm 2024,  Trung tâm thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp và online. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình, trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm đã tổ chức thành công 06 phiên giao dịch việc làm hàng tháng, 04 phiên giao dịch việc làm chuyên đề, 01 phiên giao dịch việc làm lưu động và 14 phiên giao dịch việc làm online. Tổ chức tuyển chọn 1.338 người lao động đăng ký dự thi theo chương trình EPS năm 2024 cho 04 ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp.
Đối với những lao động thất nghiệp, Trung tâm không chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và thực hiện thẩm định hồ sơ trình lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định cho người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, mà Trung tâm còn tích cực tư vấn cho người lao động về học nghề và giới thiệu việc làm để họ nhanh chóng quay lại thị trường lao động.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm đã phối hợp với Sở và UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp thông tin và nhu cầu về việc làm, học nghề của quân nhân xuất ngũ trở về địa phương, tiếp nhận danh sách trên 1.200 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, liên hệ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho hơn 1 nghìn người, với hơn 4.000 lượt tư vấn trực tiếp và gián tiếp. 
Bên cạnh đó, góp phần vào công tác giải quyết việc làm cho người nghèo và người lao động, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tập trung thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Trong giai đoạn 2021-2025, Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững được phân bổ kinh phí là 24,6 tỷ đồng, trong đó Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững được phân bổ kinh phí là 12,6 tỷ đồng.
Đối với Tiểu dự án hỗ trợ việc làm bền vững, hàng năm, các cơ quan, địa phương được giao kinh phí thực hiện đã tổ chức các hoạt động gồm: tập huấn và tiến hành điều tra thu thập cơ sở dữ liệu về người lao động; chi điều tra khảo sát dữ liệu người lao động; trang bị các thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc (thu thập cơ sở dữ liệu về người lao động; tổ chức thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh); tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề, lưu động và phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; tuyên truyền hoạt động của sàn giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn thu thập cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư năm 2024; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã thu thập thông tin, nhập dữ liệu về nhu cầu tìm kiếm việc làm của 7.000 người lao động và 1.500 phiếu nhu cầu tuyển dụng lao động của 750 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên trang web lưu trữ cơ sở dữ liệu việc làm của Cục Việc làm theo quy định. Những dữ liệu này góp phần không nhỏ trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm khác, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tự kết nối.
Với những giải pháp thiết thực nêu trên, trong năm 2024, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 20.600 người (vượt 6,2% kế hoạch năm), trong đó đưa 1.900 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (vượt 35,7% so với kế hoạch năm). Cũng từ những nỗ lực thực hiện Tiểu dự án 3, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh năm 2024. Hết năm 2024, toàn tỉnh còn 4.806 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,51%; 6.006 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,89%, mức giảm số hộ nghèo và cận nghèo năm 2024 vượt chỉ tiêu so với kế hoạch tỉnh giao đầu năm./.
Mỹ Hạnh
TAG: hỗ trợ việc làm bền vững Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo