Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Những “sứ giả” của lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc
07:09 AM 30/06/2023
(LĐXH)- Những năm qua, nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc không chỉ giúp cải thiện kinh tế gia đình, mà sau khi hồi hương, bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được đã khởi nghiệp thành công, đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp mà còn trở thành sứ giả quảng bá cho Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (hay còn gọi là chương trình EPS).
Chương trình EPS được Bộ Lao động – TBXH và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp triển khai từ năm 2004. Hai Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp triển khai thực hiện một cách  công bằng, khách quan, minh bạch và hiệu quả mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như góp phần đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác lao động giữa hai quốc gia nói chung cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik kiểm tra kỳ thi tiếng Hàn và đánh giá kỹ năng lao động tại Việt Nam (ngày 21/6/2023)
Hàn Quốc hiện là thị trường truyền thống tiếp nhận lao động Việt Nam, đứng thứ 3 sau Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc trong các ngành nghề như: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp, với thu nhập từ 1.500 đến 2.000 đôla Mỹ/người/tháng (tương đương 35 đến 47 triệu đồng/người/tháng).
Sau 19 năm hợp tác, Việt Nam đã đưa được hơn 122.800 lượt lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Hiện có trên 33.500 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này.
Trong năm 2023, tính đến ngày 19/6/2023, Việt Nam đã phái cử được 5.423 lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình này, dự kiến cả năm 2023 sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu 10.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Đến nay, nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc không chỉ giúp cải thiện kinh tế gia đình, mà sau khi hồi hương, bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được đã khởi nghiệp thành công, đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp mà còn trở thành “sứ giả” quảng bá cho Chương trình EPS. Họ là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho những lao động đi làm việc ở Hàn Quốc về nước theo hợp đồng, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho những lao động trẻ khác noi theo. 
Anh Lê Lương Nguyên (sinh năm 1982), ở huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An), cho biết: Đi làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2007 theo Chương trình EPS, tháng 3/2011 về nước. Trong thời gian làm việc ở Hàn Quốc, tôi học được nhiều điều. Khi về, tận dụng kỹ năng, kiến thức khi làm việc tại Hàn Quốc cộng với vốn tích lũy và vay mượn them, tôi đã mở được 02 công ty riêng. 1 công ty chuyên sản xuất ốc vít xuất khẩu sang Hàn Quốc, 1 tháng xuất khoảng 5 đến 6 container; 1 công ty nữa là tôi đại diện độc quyền cho một hãng thang máy của Hàn Quốc tại toàn bộ thị trường Việt Nam (rung bình mỗi năm bán khoảng 100 chiếc thang máy). Lao động của 2 công ty hiện là hơn 100 người.
Anh Lê Lương Nguyên
Giống như anh Lê Lương Nguyên, anh Châu Ngọc Thân (sinh năm 1986), ở tỉnh Gia Lai sau khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước, với kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, anh đã khởi nghiệp thành công. Không chỉ ổn định cuộc sống bản thân và gia đình, các anh còn tạo việc làm cho người dân địa phương.
Anh Châu Ngọc Thân, chia sẻ: Tháng 7/2008, sang Hàn Quốc theo chương trình EPS và làm việc ở Công ty Korea tape Hàn Quốc chuyên sản xuất băng keo. Đến tháng 04/2013 hết hạn và về nước. Hiện tại, đang làm Phó Giám đốc sản xuất, xuất nhập hàng, kiêm phiên dịch cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc người Hàn thuộc Công ty Korea tape Việt Nam. Ngoài ra, tôi còn đang làm chủ Cơ sở may Châu Phát, chuyên sản xuất các loại khăn lụa gói quà Hàn Quốc. Cơ sở của tôi hiện nay có gần 50 công nhân làm việc, trung bình 1 tháng xuất sang Hàn Quốc  khoảng từ 1 - 2 container sang Hàn Quốc; cơ sở này cũng tạo việc làm cho nhiều người dân trong vùng, có thu nhập ổn định cuộc sống.
Anh Châu Ngọc Thân
Còn anh Bùi Văn Hiếu (sinh năm 1990), ở xã Điền Quang, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá) sang làm việc tại Hàn Quốc (theo Chương trình EPS) vào tháng 08/2010 - làm việc tại thành phố Hwaseong. Năm 2015, hết hợp đồng về nước. Đến tháng 9/2015, sang Hàn Quốc làm việc lần 2 theo diện mẫu mực, làm việc tại Công ty Icfood ở thành phố Sejong.
Anh Bùi Văn Hiếu, cho biết: Hiện tại, tôi được Công ty Icfood điều động về Việt Nam làm quản lý bộ phận sản xuất của Công ty, chi nhánh thành phố Hồ Chí minh (Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm xuất sang Hàn Quốc). Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, tôi được Chủ tịch thành phố Hwaseong, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc tặng giấy khen về thành tích trong công việc cũng như cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc…
Kiểm tra kỹ năng nghề của lao động Việt Nam trước khi sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS
Trong năm 2023, thực hiện Chương trình EPS, hiện tại Bộ Lao động – TBXH và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đang phối hợp tổ chức kỳ thi tiếng Hàn cho 23.381 lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc. Đây là kỳ thi có số lượng đăng ký lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, có 19.201 lao động đăng ký trong ngành sản xuất chế tạo; 2.557 lao động đăng ký ngành ngư nghiệp; 1281 đăng ký ngành nông nghiệp; 342 lao động đăng ký ngành xây dựng.
Hai Bộ cũng đang thúc đẩy triển khai tuyển chọn lao động có tay nghề đi làm việc tại Hàn Quốc, trước mắt năm 2023 thí điểm tuyển chọn 300 lao động có tay nghề Hàn; xem xét triển khai tuyển chọn lao động trong ngành đóng tàu.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang