Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục nghề nghiệp “hậu covid-19”
10:42 AM 28/08/2020
(LĐXH) - Vừa qua, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động với mục đích đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm trong học sinh, sinh viên, trong đó chú trọng đến lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm, xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới…
Các cơ sở GDNN cần tiếp tục chủ động công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo... phù hợp với tình hình mới
Điển hình là các chương trình tư vấn được tổ chức tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với sự đồng hành của Tập đoàn VinGroup, phối hợp với một số cơ quan truyền thông, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp theo hình thức tập trung, trực tuyến… phù hợp với bối cảnh hậu COVID-19, góp phần đẩy mạnh và tăng sức lan tỏa trong toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại dịch COVID-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã trở lại bình thường, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tập trung tăng tốc tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho rằng: “Việt Nam sẽ gặp những thách thức về sự thay đổi trong cấu trúc việc làm, nhiều công việc mới sẽ xuất hiện, trong đó có cả những công việc truyền thống cũng thay đổi và đòi hỏi nhiều kỹ năng mới. Công việc trong tương lai không chỉ là chuyển đổi số mà còn là xanh hóa nền kinh tế, là chuỗi giá trị toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu một cách rõ rệt... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới, người lao động phải được đào tạo bài bản, có nhiều kỹ năng tích hợp; bên cạnh kỹ năng chuyên môn còn có kỹ năng mềm, kỹ năng về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghệ lần thứ tư, con người cạnh tranh với robot trong môi trường làm việc số hóa, tự động hóa. Để cạnh tranh được thì người lao cần có kỹ năng ứng phó với sự thay đổi và những kỹ năng không thể thuật toán hóa, như kỹ năng thích nghi, hợp tác, sáng tạo, kiên trì... do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải mạnh dạn, chủ động thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo".
Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, hầu hết các trường đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các công cụ truyền thông và mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, tư vấn và làm công tác tuyển sinh. Nhiều trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến đối với các nội dung, môn học, mô đun phù hợp; một số trường đã đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp như: học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở...
Mục tiêu của Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2020 sẽ tuyển sinh 2.260.000 người, trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp là 580.000 học sinh - sinh viên; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1.680.000 người, hỗ trợ đào tạo nghề cho 980.000 lao động nông thôn, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác và khoảng 20.000 người khuyết tật…
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, các cơ sở GDNN cần tiếp tục tăng cường đào tạo trực tuyến, khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ, giảm thời gian hao phí, tăng cường các cơ hội học tập cho người học nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng đào tạo. Đồng thời có những giải pháp hữu hiệu gắn kết doanh nghiệp, giải quyết việc làm, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên; thúc đẩy cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo chất lượng cao, nhân rộng đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã thành công, để nhanh chóng có được nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp cận quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
NHB
 
TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng