Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nhiều thay đổi tích cực trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
10:14 AM 05/05/2020
(LĐXH) – Cùng với sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự nỗ lực của cán bộ, công chức Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và sự phối hợp có hiệu quả của các địa phương, cơ sở, năm 2019, nhiều chính sách, pháp luật về GDNN tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang, cơ chế cho đổi mới nâng cao chất lượng GDNN và là tiền đề cho sự phát triển trong năm 2020 và giai đoạn tiếp theo…
Nhiều chính sách, quy định được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Nổi bật là một số chính sách, quy định được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi và Bộ luật Lao động (sửa đổi)… Tổ chức thành công Diễn đàn quốc gia "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam" - Skilling up Việt Nam; Hội thảo quốc gia VEC 2019 "Phát triển Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế"; Đoàn Việt Nam tham dự  Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Kazan Liên bang Nga với kết quả, lần đầu tiên giành 1 Huy chương Bạc và 8 Chứng chỉ nghề xuất sắc.
Về công tác truyền thông ngày càng lan tỏa tích cực, thu hút nhiều người học và sự quan tâm của doanh nghiệp, xã hội, ứng dụng CNTT trong quản lý và kết nối doanh nghiệp được tăng cường. Hội thi thiết bị đào tạo tự làm lần thứ 6 năm 2019 tại thành phố Huế có 58 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia với 396 thiết bị của 216 cơ sở GDNN...  và được đánh giá đạt tiêu chuẩn có thể sản xuất đại trà và bán ra thị trường… Triển khai thành công chương trình đào tạo chất lượng cao với 12 chương trình đào tạo chuyển giao từ Úc. Sinh viên sau tốt nghiệp được cấp 2 bằng của Việt Nam và của Úc có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp FDI, hoặc tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động kỹ sư hoặc liên thông lên đại học ở nước ngoài...
Tăng cường hợp tác quốc tế cũng là một trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDNN. Việc tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia có hệ thống GDNN tiên tiến, nghiên cứu vận dụng có chọn lọc các mô hình đào tạo nghề từ các quốc gia đó vào điều kiện thực tế tại Việt Nam là hướng đi đúng đắn của ngành GDNN trước yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế…
Với phương châm thúc đẩy hoạt động gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động, Tổng cục GDNN đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiều hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngay từ đầu năm, Tổng cục GDNN đã chủ động ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội; xây dựng và thúc đẩy các chương trình phối hợp công tác với các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, tập đoàn lớn và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Có thể nhận thấy, thời gian qua, việc gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhìn nhận của doanh nghiệp về GDNN đã có những chuyển biến tích cực thể hiện trong việc hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp, hiệp hội... với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tại các cơ sở GDNN. Các địa phương đã quan tâm đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp; các cơ sở GDNN đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến doanh nghiệp; các doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các nhà trường. Các kết quả hoạt động nói trên bước đầu tạo nên sự chuyển biến về chất lượng GDNN, gắn đào tạo với việc làm, với thị trường lao động. Đây là minh chứng cho cơ chế phối hợp hiệu quả 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp đang được vận hành hiệu quả trong thực tiễn phát triển và nâng cao chất lượng GDNN.Hoạt động ký kết hợp tác với doanh nghiệp được diễn ra sôi nổi.
Đặc biệt, tại Diễn đàn quốc gia "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam" tháng 11/2019 tại Hà Nội, đã có 30 tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia ký kết, hợp tác trong các hoạt động GDNN, cùng nhau đào tạo và cung ứng hàng trăm ngàn lao động. Trước đó, đã có chục văn bản hợp tác được ký kết với Tổng cục GDNN. Hiện Tổng cục GDNN đã và đang cụ thể hóa các chương trình ký kết thành các kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng năm và theo từng giai đoạn. Hầu hết các cơ sở GDNN đều có ký kết hoặc chương trình phối hợp trong đào tạo và tuyển dụng. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo về gắn doanh nghiệp với GDNN; quyền lợi, trách nhiệm của DN tham gia vào hoạt động GDNN...
Đối với công tác tuyển sinh, các trường đã có những giải pháp như tăng cường tư vấn tuyển sinh trực tuyến, trên mạng xã hội, có những trường đã có khoảng 70% tuyển sinh qua kênh trực tuyến. Kết quả, năm 2019, lĩnh vực GDNN tuyển sinh khoảng 2,33 triệu người, đạt 103,5% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp khoảng 568 nghìn người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1,77 triệu người. Trong số này có khoảng 2,2 triệu người tốt nghiệp (trình độ cao đẳng và trung cấp gần 500 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1,7 triệu người) - đây là năm thứ 3 liên tiếp kể từ khi hệ thống GDNN được thống nhất quản lý về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt mốc này, trong đó, trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm, có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng...
NHB
TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng