Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nhân rộng một số mô hình đào tạo nghề hiệu quả
12:54 PM 02/11/2018
(LĐXH) - Với phương châm lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu; không chạy theo số lượng, việc tuyển sinh phải gắn với tuyển dụng, việc làm sau tốt nghiệp của người học; gắn GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội. Khuyến khích các cơ sở GDNN cam kết mạnh mẽ với người học việc bố trí, giải quyết việc làm sau khi ra trường, sẵn sàng hoàn trả lại học phí nếu học sinh không có được việc làm với mức thu nhập thỏa đáng sau khi tốt nghiệp.
Tiếp tục chủ động đưa các mô hình thí điểm có hiệu quả vào thực tế sản xuất
Mô hình “Đào tạo giáo viên, người dạy nghề giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn”, các tổ chức tham gia là các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề (Đại học sư phạm kỹ thuật hoặc trường có Khoa Sư phạm GDNN). Có đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn (gồm giảng viên, giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng); Nội dung đào tạo theo chương trình giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định biên soạn trên cơ sở Chương trình do ILO chuyển giao cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Đối tượng người học là giáo viên, người dạy nghề của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn và có văn bản cử đi học. Cơ cở đào tạo phối hợp với cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổ chức lớp học tại cơ sở và thực hành trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Mô hình “Đào tạo nghề, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn”, điều kiện tham gia phải là đơn vị được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp/dạy nghề trình độ sơ cấp hoặc văn bản của Sở LĐTBXH về việc thực hiện chương trình đào tạo dưới 03 tháng đối với nghề đào tạo. Có chương trình đào tạo nghề, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn do cơ sở đào tạo phê duyệt. Có đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình đào tạo nghề, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn (gồm giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng); nếu giáo viên thỉnh giảng là người dạy nghề (kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao) phải có chứng chỉ kỹ năng dạy học.
Học viên khóa đào tạo nghề, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn: Là lao động nông thôn (theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC). Chưa tham gia khóa đào tạo nghề do nhà nước hỗ trợ. Có đơn đăng ký học nghề theo quy định.
Cơ sở đào tạo phối hợp với UBND cấp xã và doanh nghiệp tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại doanh nghiệp. Phần học lý thuyết, học tập trung theo từng lớp, do giáo viên của cơ sở đào tạo giảng dạy. Phần học thực hành, sau phần thực hành cơ bản tại lớp học, học viên được bố trí trực tiếp làm việc theo vị trí làm việc, trong dây chuyền sản xuất tại doanh nghiệp do giáo viên của cơ sở đào tạo và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn. Học viên được doanh nghiệp hỗ trợ tiền theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Cán bộ quản lý lớp phối hợp với cán bộ quản lý nhân sự của doanh nghiệp theo dõi, giám sát quá trình học tập và làm việc của học viên, giáo viên, người dạy nghề cho đến khi học viên đạt được năng suất lao động, tiền lương theo mức cam kết của doanh nghiệp với cơ sở đào tạo và học hết chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết thúc khóa học của học viên và kết thúc quá trình đào tạo. Cơ sở đào tạo giới thiệu người lao động để doanh nghiệp xem xét ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Mô hình “Đào tạo nghề máy trưởng, thuyền trưởng hạng IV cho ngư dân” bao gồm các cơ sở đào tạo có giấy phép đào tạo, cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng hạng IV của Tổng cục Thủy sản.
Nội dung chương trình đào tạo do Tổng cục Thủy sản quy định. Cơ sở đào tạo phối hợp với UBND cấp xã và Đồn Biên phòng tổ chức tuyển sinh ngư dân, người làm nghề trên tàu, thuyền đánh cá xa bờ chưa có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng hạng IV tại địa phương để tổ chức lớp học. Thời gian học được tổ chức thành các đợt học và vào những ngày ngư dân không đi biển và địa điểm tổ chức đào tạo (lý thuyết và thực hành) tại tàu, thuyền của ngư dân.
NHB
 
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm