An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Nghệ An: Giảm nghèo hiệu quả nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách
09:02 AM 26/12/2021
(LĐXH) - Nhiều năm qua, chính sách tín dụng do NHCSXH Nghệ An là minh chứng quan trọng trong giảm nghèo của tỉnh. Giá trị của nguồn vốn không dừng lại ở việc hỗ trợ, tạo động lực cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách vươn lên thoát nghèo; bảo đảm an sinh xã hội mà còn được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính những người đã từng được thụ hưởng và sử dụng đồng vốn hiệu quả.
Năm 2021 đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế, đời sống người dân gặp vô vàn khó khăn, áp lực đè nặng lên Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhưng nhiều giải pháp được đưa ra và với tinh thần tận tâm và tận lực, đặt mình ở chế độ làm việc cao nhất nên nhiều chỉ số của NHCSXH tỉnh Nghệ An đạt mức tăng trưởng khá, nguồn vốn phát huy tối đa hiệu quả.
Đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đang quản lý 21 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt 9.646 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 7,08%, hoàn thành 100% kế hoạch cấp trên giao. Năm 2021, nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu vẫn tập trung vào vùng nghèo và các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nhằm thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 và xây dựng nông thôn mới.
Ngân hàng CSXH chi nhánh Nghệ An luôn tăng cường thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng doanh số cho vay dành cho 3 đối tượng (hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo) đạt 1.692 tỷ đồng, chiếm 60,27% tổng doanh số; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới đạt 429 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp/đối tượng chính sách là 59,4 tỷ đồng. Đặc biệt, đơn vị đã giải ngân cho vay hỗ trợ doanh nghiệp để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 8.144 triệu đồng/32 doanh nghiệp/1.496 lao động được trả lương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã kịp thời cấp vốn cho 66,2 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự mang lại hiệu quả cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, theo thống kê năm 2021 có 31,7 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát được nghèo nhờ hỗ trợ của tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo.
Tại Nam Đàn, công tác điều hành kế hoạch nguồn vốn luôn được Ban đại diện NHCSXH huyện quan  tâm. Ông Nguyễn Sỹ Hải - Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Việc xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm được thực hiện theo đúng quy định. Hàng năm tham mưu Ban đại diện HĐQT chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch từ thôn, xóm; Tham mưu phân bổ nguồn vốn mới kịp thời. Đối với nguồn vốn quay vòng, Trưởng ban đại diện HĐQT ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH huyện thực hiện điều chỉnh theo đúng quy định.
Cụ thể, về huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương, năm 2020 huy động 600 triệu đồng/kế hoạch 500 triệu đồng (trong đó NSH 300 triệu đồng, Công ty Trung Đức 300 triệu), 10 tháng đầu năm 2021, Phòng giao dịch đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện trích ngân sách cho huyện chuyển 500 triệu đồng, hoàn thành 100% kế hoạch giao. Đến 31/10/2021 tổng nguồn ngân sách đạt 3,040 tỷ đồng. Huy động vốn đạt mức tăng trưởng tốt.
Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng nguồn vốn  tín dụng chính sách đạt gần 9.700 tỷ đồng, trong đó nguồn lực huy động từ ngân sách địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đạt 214 tỷ đồng.
Hàng chục ngàn đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, cải tạo, xây dựng nhà ở, học sinh sinh viên có chi phí để học tập, xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Đời sống nhân dân, nhất là bộ phận người nghèo và đối tượng chính sách được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. 9 tháng đầu năm 2021, nguồn vốn tín dụng chính sách đã cấp vốn cho 56.891 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2022, Chi nhánh tập trung chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó trọng tâm là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Khai thác tối đa nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 
Đồng thời, bám sát nhu cầu vốn của các chương trình tín dụng để tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương; tích cực huy động nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã và các tổ chức khác; tiếp tục huy động tiền gửi dân cư, thực hiện tốt phương thức nhận tiền gửi của hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại điểm giao dịch và thông qua Tổ TK&VV nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện nhu cầu thiết yếu. Qua đó, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng./.
Khánh Quyên
 
 
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công