Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Nâng cao vai trò của truyền thông trong phòng, chống và điều trị cai nghiện ma túy
12:22 PM 10/06/2019
(LĐXH)- Từ ngày 6-7/6, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức đoàn cán bộ, phóng viên đi thực tế cơ sở cai nghiện ma túy (CSCNMT) tại các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
Tham gia đoàn công tác có đại diện Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an)… và một số cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
Cục trưởng Cục PCTNXH Nguyễn Xuân Lập trao đổi với báo chí
Tại CSCNMT tỉnh Ninh Bình và CSCNMT số 1 tỉnh Thanh Hóa, đoàn cán bộ, phóng viên đã đến thăm nơi ăn, ở, sinh hoạt, lao động sản xuất, học nghề và khu vui chơi giải trí, khu y tế, thăm gặp thân nhân. Các phóng viên cũng được tìm hiểu thực tế về quy trình tổ chức cai nghiện, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động lao động sản xuất và vui chơi giải trí cho học viên; đồng thời, trực tiếp trao đổi, phỏng vấn cán bộ, nhân viên và học viên.
Việc tổ chức chuyến đi thực tế CSCNMT nhằm cung cấp thông tin xác thực, tư liệu thực tiễn về công tác điều trị, cai nghiện ma túy để các phóng viên tuyên truyền đúng đắn về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tình hình người sử dụng ma túy và kết quả công tác cai nghiện trong toàn quốc thời gian qua.
Đồng thời, thông tin về những thành tựu bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, trong đó có việc tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khỏe cho người nghiện trong các CSCNMT, giúp người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng; phản bác những luận điệu xuyên tạc, thông tin sai lệch của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá thành tựu của đất nước.
Học viên CSCNMT Ninh Bình vui chơi TDTT
Theo ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, hiện cả nước có 105 cơ sở cai nghiện công lập, công suất theo thiết kế cho hơn 54 nghìn người cai nghiện. Tính đến tháng 4/2019, các cơ sở đang điều trị, cai nghiện cho 38.441 người nghiện; đang điều trị Methadone cho 4.200 người. Có 28 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; có 6 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng cho 4.320 người nghiện, quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú cho 23.600 người sau cai nghiện.
Về hình thức, phương pháp điều trị, cai nghiện, các địa phương đang áp dụng biện pháp điều trị, cai nghiện ma tuý tại tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở cai nghiện (bắt buộc). Phương pháp điều trị, cai nghiện chủ yếu sử dụng phác đồ an thần kinh, điều trị bằng thảo dược, điều trị thay thế bằng Methadone và một số phác đồ về tâm lý - xã hội khác.
Công tác điều trị, cai nghiện ma túy hiện còn có bất cập như: Một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy chưa tương thích với Luật Xử lý vi phạm hành chính; nhiều địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác cai nghiện tại cộng đồng (điểm tư vấn, điều trị cắt cơn, điều trị Methadone); người nghiện, gia đình người nghiện ma túy không khai báo và đăng ký cai nghiện tự nguyện, không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ; số người sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng, độ tuổi ngày càng trẻ hóa…
Học viên CSCNMT số 1 Thanh Hóa tham gia lao động trị liệu
Về vấn đề cai nghiện thành công, theo quan điểm của thế giới, cai nghiện thành công không phải là thống kê số người và số lần tái sử dụng ma túy mà là vấn đề phục hồi sức khỏe của người nghiện đã “khá” hơn lần trước là bao nhiêu, như: giảm tầm suất sử dụng, giảm liều lượng; ý thức, tinh thần tốt hơn, ít quậy phá hơn; sức khỏe tâm thần có chuyển biến; giảm sử dụng chung bơm kim tiêm…
Thời gian tới, các ngành chức năng và địa phương cần tiếp tục đổi mới toàn diện công tác cai nghiện theo hướng thân thiện, tích cực với người nghiện ma túy, giảm số người điều trị tại các cơ sở cai nghiện, tăng số người được điều trị tại cộng đồng để từng bước giảm tỷ lệ người tái sử dụng ma túy và ngăn ngừa có hiệu quả số người nghiện mới.
Các cấp, các ngành, đoàn thể cần “vào cuộc” đồng bộ, thiết thực, đặc biệt là vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông trong việc cảnh báo hiểm họa ma túy và kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ người nghiện, qua đó, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy và cai nghiện ma túy trong tình hình  mới./.
Như Ngọc-Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công