Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nam Định: Tăng cường gắn kết cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp
11:20 AM 10/11/2018
(LĐXH) - Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Nam Định là đơn vị tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề t¬ương xứng với trình độ đào tạo, góp phần đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Hiện tại, nhà trường đào tạo chủ yếu theo 2 cấp trình độ, bao gồm 08 nghề trung cấp hệ chính quy và 12 nghề sơ cấp với các ngành nghề đào tạo như: Kỹ thuật điêu khắc gỗ, may thời trang, điện công nghiệp, đúc, dát đồng mỹ nghệ, công nghệ ô tô, tin học văn phòng, mộc dân dụng, mây tre đan. Ngoài ra, còn tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động…
Năm 2017, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh 185 học sinh hệ trung cấp, đạt 74% kế hoạch; 532 học sinh hệ  sơ cấp, đạt 133% kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số học sinh được đào tạo trong năm là 788 người, trong đó, trình độ sơ cấp là 532 người, trình độ trung cấp là 361 người; tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 80%. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2018, Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động cử giáo viên đến 33 trường THCS trên địa bàn huyện Ý Yên để tiếp cận trên 3.200 học sinh THPT không dự thi đại học; 3.000  học sinh THCS; tổ chức tư vấn cho hơn 700 học sinh không tham gia thi THPT. Kết quả, đã có hơn 100 học sinh đăng ký học tại trường. Đặc biệt, đơn vị cũng đã tiến hành rà soát các địa bàn trọng điểm tổ chức tuyên truyền tuyển sinh tới tất cả các xã, thị trấn, huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh; liên tục cử giáo viên đến tận nhà học sinh để tư vấn tuyến sinh…
Đào tạo nghề thúc dát đồng mỹ nghệ tại
Trường Trung cấp Nghề Thủ công mỹ nghệ truyền thống Nam Định.
Tính đến nay, nhà trường đã tuyển sinh mới được 659 người, trong đó, tuyển mới trung cấp nghề là 414 học sinh, sơ cấp nghề là 245 học sinh. Ngoài việc tư vấn và tuyển sinh, đơn vị còn thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tổ chức cho học sinh hệ văn hóa nghề lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia; tổ chức lễ tổng kết năm học 2017 – 2018 và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh hệ trung cấp nghề khóa 7...
Bên cạnh đó, hoạt động thông tin tuyên truyền dạy nghề cũng được đơn vị triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia.
Hiện nay, Nam Định nhiều làng nghề truyền thống như làng nghề đúc đồng Vạn Điểm, làng nghề điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên (huyện Ý Yên). Việc đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp lao động cho các làng nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Điển hình ở các xã Yên Ninh chuyên làm nghề đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, chạm khảm; Xã Yên Tiến chuyên làm nghề sơn mài xuất khẩu; Thị trấn Lâm và xã Yên Xá với 2 cụm công nghiệp chuyên về nghề đúc luyện kim màu, đen và cán kéo, đúc hàng thủ công mỹ nghệ; cụm công nghiệp xã Yên Xá chuyên đúc và chế tạo, gia công các mặt hàng kim loại màu và kim loại đen cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và vật liệu xây dựng trên toàn quốc…
Có thể nói, trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Nam Định đã góp phần không  nhỏ trong việc vừa để giải quyết việc làm tại chỗ, đồng thời giữ được nghề truyền thống của cha ông để lại. Tuy nhiên, theo ông Lại Hà Nam, Hiệu trưởng nhà trường, hiện nay, đội ngũ giáo viên của trường vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, đặc biệt tập trung ở những nghề trọng điểm như nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc... Nguyên nhân là do chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp; nhận thức về học nghề của người lao động và toàn xã hội chưa cao; Chương trình, giáo trình chưa được thường xuyên cập nhật; công tác tuyển sinh của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tuy đã được tỉnh quan tâm đầu tư và bổ sung mới, tuy nhiên vẫn còn thiếu và chưa thay đổi kịp với công nghệ sản xuất. Nguồn kinh phí chưa đảm bảo để thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập; việc liên kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp chưa thực sự có hiệu quả.
Cũng theo ông Nam, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là đối với học sinh và cha mẹ các em để thấy được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khuyến khích các nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, tăng cường gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để hỗ trợ nhau về chuyên môn, trang thiết bị đào tạo...

 Nam Khánh

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm