Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Năm 2020: Đà Nẵng hỗ trợ sinh kế, tự học nghề cho 300 người sử dụng ma túy lần đầu, và người cai nghiện ma túy
03:49 PM 24/04/2020
Ngày 13-3-2020, tại cuộc họp thứ 13 (kỳ họp bất thường) HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết 292/NQ-HĐND về bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố năm 2020.
Trong đó, HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Tờ trình số 1505/TTr-UBND ngày 12-3-2020 của UBND thành phố về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác dự phòng nghiện và tái nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2020.
Theo đó, sẽ hỗ trợ tối đa không quá 10.000.000 đồng/người dành cho việc hỗ trợ sinh kế, tự học nghề dành cho các trường hợp: Người sử dụng ma túy bị xử phạt vi phạm hành chính lần đầu theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ; người đang cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ; người sau cai nghiện được quản lý tại nơi cư trú theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Điều kiện, nguyên tắc hỗ trợ gồm: có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, chưa có việc làm, có nhu cầu hỗ trợ sinh kế, học nghề; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hộ gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người trong gia đình có người thân bị bệnh hiểm nghèo, đau ốm thường xuyên; người có nguy cơ cao nghiện ma túy.
HĐND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất thông qua Tờ trình số 1505/TTr-UBND ngày 12-3-2020 của UBND thành phố về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác dự phòng nghiện và tái nghiện ma túy
Điều kiện hỗ trợ sinh kế phải có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, khả thi. Đối với hỗ trợ dạy nghề, truyền nghề phải có hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân được phép hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật với UBND xã, phường trước khi tiến hành hỗ trợ. Mỗi đối tượng có thể vừa được học nghề vừa được hỗ trợ sinh kế, tự tạo việc làm. Trường hợp có nhiều chính sách có cùng nội dung hỗ trợ cho nhóm đối tượng trên thì chỉ được hưởng một chính sách. Hỗ trợ 350.000 đồng/người/tháng cho nguời được phân công theo dõi, giúp đỡ người có nguy cơ cao nghiện ma túy.
Thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng/người. Một người được phân công theo dõi, giúp đỡ không quá 3 đối tượng cùng lúc. Với UBND các phường, xã thực hiện công tác dự phòng nghiện và tái nghiện ma túy, thống nhất mức hỗ trợ tối đa không quá 20.000.000 đồng/phường, xã. Nguồn kinh phí hỗ trợ này sẽ được dùng vào việc tổ chức sinh hoạt định kỳ (in ấn tài liệu, thuê địa điểm, thuê âm thanh, mời chuyên gia nói chuyện...); tổ chức sơ kết, tổng kết chương trình; tập huấn kỹ năng hoạt động phòng, chống ma túy...
Trong năm 2020, trên cơ sở đề xuất số lượng đối tượng của UBND quận, huyện, căn cứ nguồn lực của địa phương và khả năng tổ chức thực hiện chủ trương, UBND thành phố phê duyệt danh sách 300 người đủ điều kiện hỗ trợ. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ này khoảng trên 5,3 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện từ ngày HĐND thành phố thông qua (ngày 13-3-2020) đến hết ngày 31-12-2020./.
T.S
TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động