Theo đó, với nguồn kinh phí được phân bổ là 8.850 triệu đồng, tỉnh đã tổ chức 81 lớp với 2.831 người tham gia học nghề (dân tộc thiểu số (DTTS) là 2.197 người; Nữ là 1.189 người), đạt 33,3% kế hoạch. Trong đó, nghề phi nông nghiệp mở 28 lớp với 980 học sinh học nghề (DTTS: 760 người; Nữ: 613 người). Nghề Nông nghiệp mở 22 lớp với 761 học sinh học nghề (DTTS: 695 người; Nữ: 337 người).
Bên cạnh đó, đối với hoạt động tuyển sinh đào tạo theo các cấp trình độ dạy nghề, tỉnh cũng đạt nhiều kết quả như: Trong năm 2016 đã tuyển mới học sinh, sinh viên học nghề là 31.868 người (nữ: 7.561 người, dân tộc thiểu số: 6.466 người) đạt 105% Kế hoạch năm, phân theo trình độ đào tạo như sau gồm: Cao đẳng nghề: 485 sinh viên (nữ: 102 người, dân tộc thiểu số: 122 người); Trung cấp nghề: 777 học sinh (nữ: 175 người, dân tộc thiểu số: 405 người); Sơ cấp nghề: 15.971 học sinh (nữ: 4.087 người, dân tộc thiểu số: 3.375 người); Dạy nghề thường xuyên: 14.635 học sinh (nữ: 3.197 người, dân tộc thiểu số: 2.564 người).
Bà Phạm Thị Loan – Trưởng phòng Dạy nghề thuộc Sở cho biết: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 16,93%. Luật Giáo dục nghề nghiệp và các chính sách mới tạo nhiều cơ chế tích cực cho sự nghiệp đổi mới toàn diện của hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn do ngân sách bố trí thấp nên kết quả đào tạo được 2.831 người, trong khi nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh cao với 8.400 người.
Do đó, nhằm đạt chỉ tiêu tuyển sinh học sinh sinh viên hàng năm, cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tích cực phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp việc làm với các đối tượng là đoàn viên thanh niên, thành viên của các hội đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội v.v…, học sinh của các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn.
Ngoài ra, cần thu hút sự đầu tư, hỗ trợ của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong hoạt động đánh giá tay nghề, chấm thi tốt nghiệp nhằm giới thiệu nguồn lao động có tay nghề đến người sử dụng lao động đồng thời thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động qua đào tạo.
Được biết, chỉ tiêu đào tạo nghề trong năm 2017, Đắk Lắk phấn đấu tuyển mới là 32.650 học sinh, sinh viên với các trình độ gồm: cao đẳng là 1.550 người, trung cấp là 2.550 người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên là 28.550 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn là: 8.000 người. Đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 54%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 17,58%.
Thương Hoài