Mục tiêu và giải pháp về giáo dục nghề nghiệp ở Kiên Giang
(LĐXH) – Với mục tiêu và giải pháp đồng bộ, năm 2023 Kiên Giang phấn đấu tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 24.000 người (Cao đẳng 2.500 người; Trung cấp 3.500 người; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 18.000 người…), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chỉ tiêu cụ thể năm 2023, Kiên Giang phấn đấu tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 24.000 người, trong đó: Cao đẳng 2.500 người; Trung cấp 3.500 người; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 18.000 người. Đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là 8.000 người (Lao động học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 4.800 người; Lao động học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: 3.200 người), phấn đấu sau đào tạo tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc làm việc cũ có thu nhập cao hơn đạt 85%. Tỷ lệ lao động qua đảo tạo đạt 72%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 51%...
Để thựchiện có hiệu quả mục tiêu trên, Kiên Giang cũng chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình cũng như các giải pháp động bộ, cụ thể là:
- Tập trung đào tạo những ngành nghề gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đào tạo gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, vùng, lĩnh vực và địa phương; gắn với đề án đào tạo nguồn lực; đồng thời, phải phù hợp với từng trình độ cụ thể nhằm tăng cường đẩy nhanh yếu tố con người có kỹ năng trở thành một lợi thế nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng năng suất lao động, góp phẩn phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trưởng lao động; tăng nhanh quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy nhanh xã hội hóa, mở rộng dạy nghề ở các cấp trình độ đào tạo cao đẳng. Trung cấp và sơ cấp; phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và nông dân sản xuất giỏi có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, của thị trường lao động trên địa bàn để có kể hoạch đảo tạo, đào tạo lại gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.
- Lồng ghép hoạt động đào tạo nghề với 03 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tránh sự chồng chéo trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Nâng cao nhận thức trong việc học nghề, gắn với giải quyết việc làm, thông qua các biện pháp tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm.
- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho những cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu theo hướng tập trung, tránh dân trải; ưu tiên đầu tư hoàn thiện cho những cơ sở đảo tạo tại địa phương đỏ có nhu cầu học nghề cao và có khu, cụm công nghiệp, nhiều doanh nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo, thưởng xuyên giảm sát, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng sau đào tạo; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN theo hướng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn năng lực sư phạm; chuẩn kỹ năng nghề... Phối hợp với doanh nghiệp tham gia xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động./.
NHB