Mâm cỗ Tết truyền thống công phu của người Hà Nội
(LĐXH) - Chị Nguyễn Kiều Trang, với hơn 2 năm kinh nghiệm trong ngành ẩm thực, đã trải nghiệm và gìn giữ nét đặc sắc của mâm cỗ Tết Hà Nội. Mỗi món ăn không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn chứa đựng ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Tại số nhà 22 phố Mã Mây (quận Hoàn Kiếm), những ngày cận Tết, không khí trong khu bếp nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Mọi người cùng nhau tập trung chuẩn bị những mâm cỗ Tết đầy đủ hương vị, sẵn sàng giao đến tay khách hàng. Anh Lê Minh Dương, 27 tuổi, với hơn 2 năm kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cỗ, luôn được tin tưởng giao nhiệm vụ quan trọng này. Gà luộc là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Từng miếng gà được chặt đều, lớp da vàng ươm bóng bẩy, thịt ngọt mềm. Mâm cỗ Tết không chỉ là sự kết hợp của những món ăn truyền thống mà còn là sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Chim bồ câu hầm sen là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, thường xuất hiện trong các mâm cỗ Tết hoặc những dịp lễ đặc biệt. Món ăn này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Chị Nguyễn Kiều Trang đã làm nghề ẩm thực hơn 2 năm. Nấu một mâm cỗ cổ truyền Hà Nội không hề đơn giản, và chị nhận ra rằng không nhiều người còn tâm huyết gìn giữ những giá trị này. Mâm cỗ hiện đại thường đơn giản hơn so với những bữa cỗ tỉ mỉ ngày xưa. Dù xã hội đã hội nhập, chị vẫn luôn tin rằng cần có người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống. Các gia đình Hà Nội xưa thường đông con cháu sum họp nên cỗ chiều 30 Tết luôn được chuẩn bị công phu và đầy đặn. Bóng bì mềm mại, thấm đẫm hương vị, kết hợp với thịt thăn ngọt mềm và rau củ tươi giòn, tạo nên một món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ Tết miền Bắc truyền thống. Nem rán với lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan, ẩn chứa bên trong là nhân mềm ngọt từ thịt hòa quyện cùng các loại rau củ tươi mát. Đây chính là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Hà Nội. Từng miếng cá trắm đen kho riềng săn chắc, đậm đà, với nước kho hơi keo sánh và màu sắc óng ả. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm béo, không hề khô, và nếu kho lâu, có thể ăn được cả xương. Món cá kho này, kết hợp với bánh chưng xanh, chính là nét đặc trưng trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội xưa. Theo quan niệm dân gian, miếng giò tròn và chả quế vàng ươm tượng trưng cho phú quý và sự đủ đầy, mang lại phúc lộc cho gia đình. Việc cắt giò chả cũng có nhiều cách khác nhau, không chỉ để tạo hình đẹp mắt mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Công Thành