Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
05:03 PM 28/12/2024
(LĐXH) - Trong năm 2024, Sở LĐ-TB &XH tỉnh Long An đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các phòng, ban và đơn chuyên môn tổ chức nhiều hoạt động trên lĩnh vực lao động, việc làm. Nổi bật trong đó, có việc chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 21 phiên giao dịch việc làm, góp phần kết nối cung – cầu lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động, đặc biệt là những lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương tìm được việc làm bền vững để ổn định đời sống.



Người lao động tham gia tìm việc làm tại sàn giao dịch việc làm được lưu động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An, năm 2024 Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, chương trình về lao động - việc làm: tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Long An; Đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030…

Tích cực phối hợp và chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động trên lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học tổ chức ngày Hội việc làm tỉnh Long An năm 2024. Đặc biệt, trong năm đã phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, phiên giao dịch việc làm trực tuyến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động tại địa phương, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

 Kết quả, trong năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 21 phiên giao dịch việc làm (trong đó có 13 phiên lưu động tại các địa phương, 8 phiên giao dịch việc làm trực tuyến với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long). Đồng thời, có 224 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng; cùng với đó có tổng số 6.401 người lao động tham dự các phiên giao dịch việc làm này và đã có 959 người lao động được doanh nghiệp phỏng vấn trực tuyến. Ngoài ra, còn kết nối với doanh nghiệp trong năm 2024 đưa 1.168 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thông qua đó kết nối cung cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng, người lao động tìm kiếm việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống, góp phần hỗ trợ người lao động bị mất việc làm; lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao đời sống.   

 

Người lao động tham gia tìm việc làm tại sàn giao dịch việc làm được lưu động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An

Đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An, cho biết thêm để đạt được kết quả đó trong năm 2024, Sở đã đẩy mạnh các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Công tác đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quan tâm thực hiện. Trong năm, Sở đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác về lao động của tỉnh Ibaraki, Nhật Bản; tổ chức Hội nghị triển khai công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài năm 2024 với các đơn vị, tổ chức có chức năng đưa người lao động đi làm việc nước ngoài; tư vấn, tuyên truyền đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh năm 2024; phối hợp với Trường Cao đẳng Long An, Công ty TNHH Esuhai ký kết Kế hoạch triển khai các hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật Bản năm 2024...

Song song đó, Sở còn đề nghị các đơn vị chuyên môn cập nhật hàng tuần nhu cầu đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trên Ứng dụng Long An số. Theo đó, năm 2024 đã thống kê được trên Ứng dụng Long An số có 803 lượt doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động với 30.580 vị trí việc làm mới.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An, tiếp tục phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến; thúc đẩy chuyển dịch lao động sang làm việc tại khu vực chính thức thông qua hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động, chú trọng khu vực nông thôn, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Song song với giải quyết việc làm, Long An sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ cho người lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; tăng cường công tác tạo nguồn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và triển khai đồng bộ các chính sách, hoạt động hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Mỹ Hạnh

TAG: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc
Tin khác
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo
Đồng Tháp nỗ lực triển khai Dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững”
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở An Giang