An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
04:01 PM 10/10/2022
(LĐXH)- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Thời gian qua, quận Long Biên đã tập trung chỉ đạo công tác an toàn, vệ sinh lao động, triển khai tới 100% các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quận Long Biên đã triển khai thực hiện Luật ATVSLĐ, các chủ trương, chính sách của Trung ương, của thành phố về công tác ATVSLĐ, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ. Các ngành hữu quan, cơ quan, doanh nghiệp cũng chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực bảo đảm ATVSLĐ, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời tổ chức giám sát tình hình bảo đảm ATVSLĐ tại một số doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công tác ATVSLĐ, khai báo máy, thiết bị vật tư theo đúng quy định của pháp luật… Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề.
Các doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện nghiêm túc công tác ATVSLĐ
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành, đảm bảo ATVSLĐ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài sản lẫn tính mạng con người, quận đã chỉ đạo các cấp, các ngành và đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ, đặc biệt là trong các khu vực làng nghề, những cơ sở hoạt động trong lĩnh vực đặc thù với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tập huấn nâng cao năng lực cho người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động hoặc nhân sự tại doanh nghiệp; biên soạn và phát hành các tờ rơi tuyên truyền về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đánh giá của Phòng LĐTBXH quận, Tháng hành động về ATVSLĐ có ý nghĩa quan trọng, là điểm nhấn để chính quyền các cấp, phòng, ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát công tác ATVSLĐ; Phát động phong trào toàn dân tham gia tích cực thực hiện Luật lao động, Luật ATVSLĐ góp phần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân, của người lao động, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và tài sản của cộng đồng. Vì sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của mỗi người và mỗi gia đình, quận Long Biên tích cực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ bằng những hành động thiết thực để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động xảy ra, đảm bảo an toàn, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần ổn định kinh tế chính trị trật tự ATXH trên địa bàn quận. Do vậy, quận đề nghị các phòng, ban, ngành, các phường, các doanh nghiệp, người lao động, nhân dân chung tay thực hiện tốt công tác an toàn vệ, sinh lao động. Đặc biệt trong tháng hành động ATVSLĐ hàng năm cần thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp; tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát các nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ, kỹ năng đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, hướng dẫn các doanh nghiệp tự kiểm tra ATVSLĐ; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn vệ sinh lao động, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân còn nhiều vi phạm.
Để triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, trong thời gian tới UBND quận chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các phường phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; trong đó duy trì các đợt kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống dịch COVID-19 đối với các đơn vị, doanh nghiệp; Gắn với làm tốt công tác tuyên truyền các qui định của pháp luật về AT,VSLĐ,  các Luật, Nghị quyết và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, một số bệnh nghề nghiệp phổ biến, thường gặp trong các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; Duy trì tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đối với các đơn vị, người sử dụng lao động và người lao động; Triển khai các hoạt động tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác ATVSLĐ. Tổ chức công tác tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ cho cán bộ lãnh đạo quản lý quận và các phường, người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp và người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại nguy hiểm có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Duy trì các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác AT,VSLĐ các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, Ban quản lý chợ trên địa bàn quận.
Ngoài ra, quận đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATVSLĐ, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động để người lao động nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Phối hợp với cơ quan quản lý lao động địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm định, đăng ký các chất, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ; Tăng cường hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; gắn với tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; bổ sung trang bị, phương tiện sơ cấp cứu tại chỗ, thường xuyên duy trì vệ sinh cơ quan, xử lý chất thải bảo vệ môi trường và cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định./.

Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo
Đồng Tháp nỗ lực triển khai Dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững”
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở An Giang