Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Lào Cai: Đẩy mạnh hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
11:11 AM 12/06/2019
(LĐXH) Trong những năm gần đây, Lào Cai đã chú trọng công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy, nâng cao được chất lượng, số lượng nguồn nhân lực, góp phần đưa tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề tăng mạnh và bền vững.

Tính đến hết năm 2018, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có 14 Trường, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 01 trường Cao đẳng, 01 Trường trung cấp, 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (11 trung tâm công lập và 01 trung tâm tư thục) và 03 trung tâm có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Trên cơ sở các Văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã ban hành các Đề án, Kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao gắn với quy hoạch phát triển kinh tế và dự báo nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực, ngành nghề của địa phương, cụ thể: Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 21/6/2018 của Hội đồng nhân dân về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai; Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Lào Cai thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 09-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Lào Cai; Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020.

Người lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm qua Trung tâm

giáo dục dạy nghề - giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai.

(Ảnh minh họa)

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp của tỉnh đã tạo điều kiện cho lực lượng lao động của tỉnh tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc...Qua đó đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn nguồn lực lao động có chất lượng cao để tuyển dụng, bố trí làm việc tại cơ quan, đơn vị.
Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý; Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
Công tác dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, các khu công nghiệp...đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, qua đó đã giúp cho các ngành, đơn vị trong việc chủ động trong việc đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân lực làm việc.
Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo. Thường xuyên giám sát và thanh, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Công tác đào tạo được đổi  mới theo hướng lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo, tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học mới, dạy học tích hợp trong đào tạo.
Phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp cũng được đổi mới theo hướng chú trọng đánh giá kỹ năng nghề đảm bảo học sinh sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có năng lực thực hành nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và thị trường lao động. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra trong giáo dục nghề nghiệp. Gắn chặt vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp từ khâu xác định yêu cầu ra đề thi gắn với vị trí việc làm, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến kiến thức, kỹ năng cần đưa vào đề thi, kiểm tra.
Năm 2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo mới và đào tạo, bồi dưỡng lại cho 15.940 người,đạt 113%, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: Đào tạo hệ Cao đẳng, trung cấp: 3.850 người, đạt 110%;  Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 12.090 người, đạt 114,1%;  Lao động là nữ tham gia học là: 5.945, đạt 105% (tăng 4,8 % so với cùng kỳ năm 2017). Lao động là người dân tộc thiểu số tham gia học là: 10.549 người, chiếm 66,17% số lao động tham gia học nghề. Lao động thuộc hộ nghèo tham gia học: 4.678 người, chiếm 29,3%;  Số thanh niên  khoảng 11.200 người, chiếm 70,4 % trong tổng số lao động tham gia học. Năm 2018, tỷ lệ qua đào tạo nghề  tăng từ 47,74% năm 2017 lên 50,32%.
Về kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Lào Cai đã đào tạo cho 11.902 người chiếm 80,7%; trong đó số  lao động nông thôn được hỗ trợ theo Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.062 người với tổng kinh phí trên 11,5 tỷ đồng.
Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp từng bước đã có sự gắn kết trong việc đặt hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, tham gia của doanh nghiệp tại các buổi Lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp để làm công tác tuyển dụng đối với HSSV tốt nghiệp. Với mục tiêu đào tạo nghề gắn với việc làm, các cơ sở đã coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để làm căn cứ định hướng phát triển. Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm sau đào tạo từ 65-70% trở lên, trong đó các nghề trọng điểm tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau đào tạo là trên 90%.
Riêng kết quả trong giai đoạn 2014 – 2018 các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã chủ động phối hợp với trên 250 doanh nghiệp để phối hợp trong công tác đào tạo, thực tập, thực hành, tuyển dụng cho trên  4.640 học sinh, sinh viên.
Thảo Lan

TAG:
Tin khác
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm
Xã Hành Đức: Nỗ lực kết nối việc làm cho người nghèo
Huyện Đức Hoà (Long An) nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạo việc làm ổn định cho người lao động
Long An chủ động kết nối doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản làm việc
Kiên quyết không để đối tượng xấu lừa đảo đưa lao động sang Úc làm việc bất hợp pháp
Dấu ấn trong phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Tăng cường kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
Thanh Hóa tăng cường kết nối cung cầu lao động
Huyện Quế Phong: Tích cực kết nối việc làm cho người lao động