Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Làm gì để không bỏ lỡ 'con tàu’ cách mạng công nghiệp 4.0?
12:38 PM 04/04/2017
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã chia sẻ về 10 nhiệm vụ cần thực hiện để không “bỏ lỡ” con tàu cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được chọn làm chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ và đây là cuộc cách mạng kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực như vật lý, số hóa, sinh học và vốn, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ hội đem đến rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ.
Bộ Chính trị và Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc này bởi hiện nay tất cả thế giới đang quan tâm đến CMCN 4.0. Trong các nghị quyết của Đảng, ở mức độ này mức độ khác cũng đã đề cập đến tất cả lĩnh vực của CMCN 4.0 này.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 được tổ chức hôm nay (3/4), Thủ tướng đã cho các thành viên Chính phủ nghe báo cáo về CMCN 4.0.
Theo đó, nhiệm vụ đặt ra là phải tăng tốc phát triển hạ tầng thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng thành tựu kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực. Trong đó phải ưu tiên công nghệ thông tin và truyền thông, coi đây là hạ tầng của hạ tầng trong sự phát triển, trong cuộc CMCN này, để phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
Thứ 2, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực.
Thứ 3, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin truyền thông có giá trị gia tăng, chủ động gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và đáp ứng nhu cầu trong nước, cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Thứ 4, rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phạm vi cả nước, bảo đảm tính đồng bộ, sự kết nối liên ngành và liên vùng.
Thứ 5, xây dựng các chính sách cơ chế và các giải pháp có tính đột phát để khai thác và huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng, trong đó đề xuất chính sách cơ chế tài chính đặc thù để huy động vốn cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, bảo đảm tính khả thi.
Thứ 6, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật và các cơ chế chính sách bảo đảm tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng phát triển công nghệ, đẩy mạnh phát triển hạ tầng.
Thứ 7, ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế xã hội nhằm xây dựng dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí.
Thứ 8, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm trọng điểm về công nghệ, ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, ưu tiên cho việc mua hoặc chuyển giao công nghệ mới để tạo ra những công nghệ mới để tạo ra sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt, có khả năng cạnh tranh.
Thứ 9, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng hệ thống hạ tầng và nội dung thông tin để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và phát triển năng lực công nghệ thông tin quốc gia để làm chủ, đáp ứng yêu cầu cung cấp trao đổi thông tin trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm an toàn an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
Cuối cùng là phải đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về CMCN 4.0. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan báo chí phải tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho người dân biết về vai trò, tầm quan trọng trong việc chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của CMCN 4.0 này.
Thủ tướng đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này tại Việt Nam. Từ nay đến cuối năm, sẽ có báo cáo đánh giá việc triển khai từ tháng 4 đến hết 2017. Đây là những nội dung cụ thể, Bộ KH&CN sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT xung quanh việc đào tạo nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng để bảo đảm không “bỏ lỡ” con tàu CMCN 4.0 này. “Khi bước lên tàu là chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.
T. Minh/chinhphu.vn
TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương