Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Làm gì để doanh nghiệp chú trọng trong quá trình phối hợp đào tạo nghề
12:31 PM 01/10/2018
(LĐXH) - Để đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhất là nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài cần thực hiện những giải pháp đồng bộ về số lượng, cơ cấu ngành nghề trình độ và chất lượng trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; gắn kết các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp; mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực là vấn đề rất quan trọng…
Cần tiếp tục có những định hướng để doanh nghiệp thể hiện vai trò của mình trong đào tạo nghề
Với định hướng này, trước tiên cần hình thành hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự phân tầng có trường chất lượng cao, đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp có công nghệ tiến tiến; đồng thời có những trường có những nghề phổ biến, đào tạo nhân lực có tính đại trà cho các doanh nghiệp trong cả nước.
Tiếp đó, xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động ở các cấp để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hướng vào việc đáp ứng  nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực. Một trong những giải pháp có tính đột phá là đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo nghề nghiệp. Doanh nghiệp chủ động tích cực tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp với vai trò là nhà đầu tư và đồng thời cũng là đối tác khách hàng cho chính “sản phẩm” của mình.  Xây dựng mô hình “Trường trong doanh nghiệp” – mô hình được thực hiện từ lâu ở nhiều nước công nghiệp cần được học tập. Theo đó mô hình “Trường trong doanh nghiệp” nhấn mạnh vai trò “đào tạo” của doanh nghiệp với giáo viên chính là những thợ bậc cao, những kỹ sư lành nghề trong doanh nghiệp kèm cặp hướng dẫn học viên trên những thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Học viên sẽ đảm trách những công việc đơn giản đến trung bình. Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này sẽ gặp trở ngại nếu doanh nghiệp chưa thấy được hiệu quả của quá trình đào tạo này.
Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững, trong đó cần phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động. Hình thành và tăng cường chất lượng hoạt động của các trung tâm quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để làm tốt vai trò cầu nối giữa đào tạo và sử dụng lao động. Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng tham gia giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội trợ việc làm nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên tìm việc sau tốt nghiệp.
Đặc biệt là cần tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Ban hành các chính sách đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đảm bảo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Hướng dẫn thực hiện miễn, giảm thuế các hoạt động đào tạo do doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thực hiện đối với người lao động của chính doanh nghiệp hoặc cho xã hội. Chi phí đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề của người lao động được xác định là chi phí hợp lệ. Được thu phí tiếp nhận học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động theo nguyên tắc thỏa thuận với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có học sinh, sinh viên đi thực tập. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định về doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động: liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo như xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, tiêu chuẩn nghề, xây dựng chương trình đào tạo; tham gia đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
NHB
 
TAG:
Tin khác
Một số tồn tại, hạn chế trong triển khai Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động