Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Lâm Đồng: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo hiệu quả
11:55 AM 10/09/2024
(LĐXH) - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bằng nhiều giải pháp tổng hợp, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật bật góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lâm Đồng tập trung nguồn lực để hỗ trợ chương trình giảm nghèo hiệu quả

Theo đó, tỉnh đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi; vay vốn tín dụng ưu đãi; khuyến nông, khuyến lâm; đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm... Đặc biệt là đã triển khai hỗ trợ mô hình sinh kế cho các nhóm cộng đồng ở các xã vùng sâu, vùng xã, dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, góp phần đưa công tác giảm nghèo trong năm 2023 đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể như: Năm 2023, hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh còn 3.912 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09%. Số hộ cận nghèo 7.433 hộ, chiếm tỷ lệ 2,07%. Trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 2.642 hộ, chiếm tỷ lệ 3,24%; hộ cận nghèo dân tộc thiểu số còn 4.483 hộ, chiếm tỷ lệ 5,51%. Tỷ lệ nghèo đa chiều còn 3,16%. Trong đó, tỷ lệ nghèo đa chiều dân tộc thiểu số còn 8,75%.

Trong năm 2024, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tiếp tục được tỉnh Lâm Đồng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 0,5-1%, trong đó tỷ lệ nghèo đa chiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1-2%. Đặc biệt, trong năm 2024, tỉnh đã phân bổ tổng nguồn vốn cho chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững cho các địa phương là 77.366 triệu đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 67.274 triệu đồng ( vốn đầu tư công 3.930 triệu đồng; vốn sự nghiệp 63.344 triệu đồng); Ngân sách địa phương là 10.092 triệu đồng ( vốn đầu tư công 4.520 triệu đồng; vốn sự nghiệp 9.502 triệu đồng). Tính đến tháng 7 năm 2024, tỉnh đã giải ngân được 5.317 triệu đồng ( vốn đầu tư công 4.520 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, vốn sự nghiệp 797 triệu đồng, đạt 1,09%).

Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình về phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập ổn định cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị. Đồng thời, thực hiện hoạt động can thiệp dinh dưỡng đối với các đối tượng bị suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 6 - 59 tháng tuổi và trẻ bị suy dinh dưỡng 5 – dưới 16 tuổi góp phần cải thiện nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, phòng chống bệnh tật cho các đối tượng thụ hưởng.

Ngoài ra, các địa phương  tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu; tăng cường các hoạt động truyền thông về giảm nghèo bền vững. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại các địa phương theo kế hoạch đề ra trong năm 2024.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các hộ gia đình chính sách trên địa bàn, các chương trình cụ thể như sau cho vay ưu đãi hộ nghèo, cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay; cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, cho hộ nghèo vay sửa chữa nhà ở... với tổng dư nợ trên hàng trăm tỷ đồng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ chính sách có vốn để sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; đồng thời, tiếp cận với các biện pháp chuyển giao kỹ thuật, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, gồm các dự án: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Mô hình trồng sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Cát Tiên

Song song đó, Công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo được quan tâm triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân để tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, vị trí, vai trò của người dân đối với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; đồng thời khuyến khích và vận động người dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo.

Cùng với đó, tỉnh Lâm Đồng còn thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách an sinh xã hội và các chương trình, dự án hỗ trợ khác đối với vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo; tăng nguồn lực đầu tư của địa phương, huy động toàn xã hội tham gia giúp vùng nghèo, người nghèo đã mang lại nhiều kết quả và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của địa phương trong thời gian qua còn gặp khó khăn, lúng túng do các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc của các bộ, ngành Trung ương chậm sửa đổi, bổ sung, một số nội dung còn chồng chéo, hướng dẫn chung chung nên địa phương rất khó thực hiện. Ngoài ra, việc thực hiện tiểu dự án phát triển vùng nghèo, vùng khó khăn (Tiểu dự án 1- Dự án 4) khó triển khai thực hiện vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về tiêu chí xác định người có thu nhập thấp, hộ thu nhập thấp nên chưa triển khai đào tạo nghề cho đối tượng này.

Để Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2024, trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo, thực hiện tốt cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản liện quan. Phải bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ thẻ bảo hiểm xã hội, được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành; được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động, vươn lên trong cuộc sống; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ đột xuất, hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng theo quy định. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục quan tâm vận động các mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp …hỗ trợ mô hình sinh kế, tạo điều kiện nâng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, cận nghèo để hướng tới tỉnh không còn hộ nghèo đa chiều vào năm 2025. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thanh tra, xử lý vi phạm công tác rà soát và thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo nhằm thực hiện tốt chính sách, hạn chế thấp nhất những sai sót và vi phạm xảy ra.

Cùng với đó, tỉnh Lâm Đồng đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành trung ương sớm có văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để địa phương có căn cứ thực hiện hỗ trợ dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo đồng bào dân tộc, lao động thuộc địa bàn vùng sân, vùng gia…

Vương Linh

 

 

 

 

TAG: Giảm nghèo hiệu quả tập trung nguồn lực cho giảm nghèo
Tin khác
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành quyên góp hơn 600 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ
Nghệ An hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện cho người dân
Khánh Hòa: Tập trung hỗ trợ giảm nghèo cho 02 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Hải Phòng: Tết Trung thu năm 2024 chan chứa yêu thương
Đoàn Thanh niên Cục Trẻ em tặng quà trẻ em vùng lũ thành phố Yên Bái
Hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3
Từ thiện đúng cách cũng lắm công phu
Ngành LĐ – TBXH Hà Nội: Gần 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ