Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Lâm Đồng chú trọng truyền thông về công tác phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em
10:42 AM 16/12/2024
(LĐXH)-Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 12/2024, trên địa bàn tỉnh có tổng số 390.471 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 28,74% tổng dân số), trong đó có 97.188 trẻ nam và 193.283 trẻ em nữ.
Trẻ em dưới 6 tuổi của tỉnh là 144.311 trẻ (chiếm 10,62% tổng dân số). Tỉnh còn có 5.890 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó được trợ giúp bằng các hình thức là 5.715 trẻ, đạt tỷ lệ 97%.
Tuyên truyền chính sách pháp luật về trẻ em nói chung và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên
Xác định việc thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em nói chung và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; vì vậy, trong năm 2024 các sở, ngành, địa phương tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng như trang bị kiến thức, các kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh; vận dụng đồng bộ và phát huy hiệu quả cao nhất các kênh truyền thông, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng, nhất là các nhóm đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đối với việc thực hiện quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại, ngược đãi, bạo hành trẻ em...
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các hình thức truyền thông như: đưa tin, bài, phóng sự trên Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đăng tin bài trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Website của các đơn vị; treo băng rôn, cờ phướn tại các trục đường chính để chuyển tải nội dung, thông điệp: cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em; bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng...,
Các địa phương triển khai hoạt động truyền thông trực tiếp và lồng ghép về Luật Trẻ em, 04 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em; quyền tham gia của trẻ em trong gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội; công tác phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em; tai nạn đuối nước trẻ em; thực hiện các chính sách của Nhà nước dành cho trẻ em, đặc biệt trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phòng ngừa vấn đề bạo lực học đường; tuyên truyền một số nội dung về quyền, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm công dân, kỹ năng sống trong chương trình giáo dục của các cấp học, bậc học phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em.
Đồng thời triển khai tuyên truyền liên quan đến lồng ghép giới; pháp luật về bình đẳng giới và Luật Phòng chống, bạo lực gia đình; kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; truyền thông vận động phong trào “Toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, với chủ đề: “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu tổ chức thành công Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp tỉnh; các sở, ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị..., qua đó đã có 3.455 lượt trẻ em được tham gia Lễ phát động và các hoạt động, sự kiện dành cho trẻ em; 35.458 lượt trẻ em được tặng quà, nhận học bổng.
Trong năm, các sở, ngành, địa phương đã thực hiện lồng ghép truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em với các hoạt động truyền thông về chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị trong ngành như: Y tế, Giáo dục-Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở... Trong đó tập trung các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội về phòng, chống xâm hại trẻ em; tập trung cao điểm các hoạt động dành cho trẻ em nhân: Tháng hành động vì trẻ em; Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày Gia đình Việt Nam; Ngày Quốc tế trẻ em gái; Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ...  
Theo thống kê, trong năm, các sở, ngành, cơ quan đã in ấn 167 sản phẩm truyền thông (băng rôn, cờ phướn); nhân bản 18.500 tờ rơi sản phẩm truyền thông về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước trẻ em và Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật năm 2024, với tổng kinh phí trên 119,9 triệu đồng.
Nhìn chung, trong năm 2024, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Lâm Đồng đã thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em luôn được chú trọng với nhiều hình thức tuyên truyền như: thông tin về tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng như các kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; đa dạng hoá các loại hình sản phẩm truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng, nhất là các nhóm đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đối với việc phòng, chống xâm hại ngược đãi và bạo hành trẻ em, tôn trọng và bảo đảm quyền trẻ em. Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các gia đình, toàn thể nhân dân trong việc bảo vệ trẻ em, giảm thiểu những vụ việc bạo lực và xâm hại trẻ em đáng tiếc xảy ra trên địa bàn./.
Minh Hằng
TAG: tuyên truyền về phòng chống bạo lực trẻ em
Tin khác
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
‘Biển người’ đổ về hồ Tây xem 2.025 drone trình diễn ánh sáng
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’