Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Lai Châu đẩy mạnh công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
10:44 AM 26/05/2021
LĐXH - Với quan điểm lấy dân làm gốc, tỉnh Lai Châu đã tập trung xây dựng, triển khai có hiệu quả về chính sách dân tộc, các nghị quyết, đề án của tỉnh, mọi chủ trương chính sách được xây dựng, thực hiện đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi ích chính đáng của nhân dân…

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng. Toàn tỉnh có 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Với địa bàn rộng, kết cấu hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận thông tin đại chúng còn hạn chế nên trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, kéo theo kinh tế chậm phát triển. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ các thế lực thù địch sẽ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo, kích động bà con, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước thực tế đó, tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vận động người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số từng bước xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của công tác dân vận nói chung và dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Lai Châu luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Trung ương về công tác dân vận, đặc biệt là Chỉ thị 49 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Theo đó, tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án “Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới giai đoạn 2016 - 2020” và các nghị quyết, đề án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng thời, cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận; chú trọng đổi mới công tác dân vận trong cơ quan Nhà nước gắn với chức năng nhiệm vụ ở các cấp, ngành, địa phương, cụ thể hóa đường lối của Đảng đến cơ sở, huy động sức mạnh trong nhân dân để phát huy nội lực. Qua đó, tỉnh thường xuyên hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống bằng việc thông qua hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lấy đây là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ trong hoạt động sản xuất nhằm ổn định sinh kế bền vững

Cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang Lai Châu đã hướng dẫn đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh biên giới, thực hiện nếp sống văn minh, tập huấn dạy nghề, đẩy mạnh hoạt động ủy thác để người dân có vốn sản xuất, kinh doanh… Cùng đó, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được phát huy, trở thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân.

Nhờ đi sâu, đi sát với quần chúng, các phong trào dân vận khéo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Lai Châu đã xuất hiện nhiều mô hình, gương điển hình giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những gương điển hình này có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền người dân không tin, không nghe luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; không di cư tự do, không theo đạo trái pháp luật, tích cực tham gia phong trào bảo vệ đường biên, mốc biên giới; giữ gìn an ninh trật tự cơ sở, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.

Thực tế cho thấy, công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 17%. Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, khối đoàn kết dân tộc được giữ vững./.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ