(LĐXH)- Ngày 1/12, toàn thế giới kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS lần thứ 20. Nhiều hoạt động nhân ngày này được tiến hành trên khắp thế giới và tại Việt Nam để tưởng nhớ những người đã mất vì AIDS và gia đình họ.
20 năm qua, AIDS đã trở thành một vấn đề hiện diện trong đời sống của chúng ta. Trong bài phát biểu của mình nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã nói: “AIDS là một bệnh, không giống những căn bệnh chúng ta thường gặp. AIDS là một vấn đề xã hội, là vấn đề về quyền của con người, là vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia. AIDS nhằm vào thanh thiếu niên ở tuổi trưởng thành, đúng vào thời điểm sung sức nhất để đóng góp sức mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế, trưởng thành về trí tuệ và nuôi dạy thế hệ kế tiếp. Chính AIDS đã và đang gây ra một sự hủy hoại mất cân đối lên người phụ nữ. Chính AIDS là thủ phạm làm cho hàng triệu trẻ em bị côi cút. AIDS tàn phá xã hội cũng như HIV tàn phá cơ thể con người - làm hao mòn sức lực, suy giảm năng lực, ngăn trở công cuộc phát triển và de dọa sự bền vững của xã hội.”
Mít tinh hưởng ứng Kỳ niệm 20 năm Ngày Thế giới phòng chống AIDS tại Hải PhòngChủ đề của Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay là vai trò lãnh đạo. Thực tế đã chứng minh sự lãnh đạo mạnh mẽ và đầy cam kết là yếu tố chủ chốt để có những ứng phó hiệu quả với HIV. Công cuộc phòng chống HIV tại Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Số người hiểu biết về HIV ngày càng tăng và tiếp cận thuốc điều trị cũng được cải thiện hơn. Trong năm 2007, số người được điều trị ARV đã tăng gấp đôi, đạt 14,111 người. Ðảng và Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chỉ thị 54, Luật Phòng chống AIDS, Luật Phòng chống Bạo hành gia đình và Chiến lược Quốc gia về HIV và AIDS. Những văn kiện này là những bằng chứng cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong công cuộc phòng chống HIV.
Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có thêm 100 người Việt Nam nhiễm HIV và trong thời gian từ năm 2000 - 2006, số người sống chung với HIV đã tăng hơn gấp đôi từ 122.000 lên 280.000 người. 80% những người đang sống với HIV trong độ tuổi từ 20 – 39, độ tuổi đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trên thế giới, AIDS vẫn đang được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết người với 5.700 ca tử vong hàng ngày.
Tranh tuyên truyền về phòng chống AIDS của trẻ emTại các địa phương trong cả nước, nhân Kỷ niệm 20 năm ngày Thế giới phòng chống AIDS, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2016 với chủ đề “Hãy hành động vì mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam’’ và mục tiêu 3 không của Liên hợp quốc “Không người nhiễm mới, không còn người tử vong do AIDS và không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”, tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2020. Qua đó nhằm huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, từng cá nhân trong cộng đồng xã hội hãy quan tâm và cùng chung tay hành động để phòng, chống đại dịch này; đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm; hỗ trợ, vận động người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT, tiến tới 100% người nhiễm bệnh tham gia BHYT...
Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Thái NguyênÔng Eamonn Murphy, Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam phát biểu: “Ðã đến lúc cần có những người lãnh đạo đầy quyết tâm và có đầu óc mới. Chúng ta phải nhanh chóng đẩy mạnh việc thực hiện dự phòng HIV và chúng ta cũng cần nỗ lực hết sức để đấu tranh chống lại kỳ thị và phân biệt đối xử. Tất cả chúng ta hãy đứng dậy và đi tiên phong trong cuộc chiến chống lại dịch AIDS”.
Ngày Thế giới phòng chống AIDS được Ðại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố lần đầu tiên vào năm 1988. Kể từ đó đến nay, đây được xem là một trong những “Ngày Quốc tế” thành công nhất trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng thế giới về một vấn đề toàn cầu.
Chí Tâm