Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Kim Bảng thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
06:40 PM 28/09/2021
(LĐXH)-Ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công với cách mạng, nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam luôn có nhận thức sâu sắc và nhiều hoạt động về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”…
Lãnh đạo huyện Kim Bảng tặng quà cho gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7
Theo số liệu thống kê, trong cuộc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho đất nước, cùng với cả nước, huyện Kim Bảng đã có 12.632 người con ưu tú lên đường nhập ngũ, đã có 2.385 người đã anh dũng hy sinh, 1.590 người góp một phần xương máu thân thể của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc; 154 bà mẹ được phong tặng truy tặng  danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng, 6 đồng chí là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1.583 thương binh, 818 bệnh binh, 567 thanh niên xung phong, 603 hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nơi chiến trường, 266 là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.  
Để tưởng nhớ, đền đáp công ơn sâu nặng của các thương binh, liệt sỹ và người có công, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể huyện Kim Bảng đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với gia đình chính sách và người có công. Công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối tượng được ngành chức năng tại các địa phương thực hiện đảm bảo theo quy định, đúng người, đúng chế độ chính sách ban hành. Công tác quản lý và chi trả trợ cấp cho các đối tượng người có công được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật. Các trường hợp người có công với cách mạng hoặc tham gia kháng chiến chưa được xác nhận là người có công với cách mạng được quan tâm giải quyết, không có hồ sơ tồn đọng. Chế độ điều dưỡng, chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo, trang cấp dụng cụ chỉnh hình được quan tâm thực hiện đầy đủ, chu đáo, việc cấp thẻ khám, chữa bệnh cho đối tượng ng­ười có công với cách mạng thường xuyên được rà soát và cấp phát kịp thời.
Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, các cuộc vận động nhân dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công cách mạng được nhân dân tích cực hưởng ứng, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của toàn xã hội đối với những người đã hy sinh, cống hiến một phần xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Các nghĩa trang liệt sỹ được các xã bố trí người quản trang bảo vệ, chăm sóc. Vào các dịp lễ, Tết, lãnh đạo huyện, các xã cùng cán bộ, nhân dân luôn duy trì việc đặt vòng hoa dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, thực hiện việc tu bổ, sửa chữa các nghĩa trang, đài tưởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sĩ, bảo đảm các nghĩa trang liệt sĩ và công trình ghi tên liệt sĩ luôn sạch sẽ, trang nghiêm tạo ấn tượng tốt cho thân nhân trong và ngoài tỉnh đến thăm viếng mộ liệt sĩ. Các đoàn thể huyện cũng tích cực vận động ủng hộ xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; các tổ chức, đoàn thể tổ chức ngày công lao động giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng; xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng; phối hợp tổ chức nhiều đợt khám, cấp phát thuốc miễn phí cho thương binh, bệnh binh và người có công.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2021), huyện Kim Bảng đã tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa với người có công như: Tổ chức 8 đoàn đi thăm hỏi, động viên và tặng 145 suất quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên, bệnh binh nặng mất sức lao động 81% trở lên,  gia đình liệt sỹ hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng  tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Cũng trong dịp này, các đồng chí lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn cũng tổ chức lễ viếng, thắp hương tưởng niệm cho các anh hùng liệt sỹ, chỉ đạo đoàn thanh niên các xã thị trấn tổ chức thắp nến tri ân, dâng hương tại các nghĩa trang tưởng nhớ, ghi tên liệt sỹ của địa phương; hỗ trợ ngày công lao động làm nhà cho người có công; tu sửa, vệ sinh khu nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại địa phương...
Đoàn thanh niên xã Thụy Lôi chăm sóc các phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ
Bên cạnh đó, để hun đúc tình yêu quê hương, đât nước, lòng tự hào dân tộc và sự biết ơn công lao trời biển của thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh đi trước, vào ngày mùng 01 và 15 hàng tháng, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn phối hợp với Ban giám hiệu các trường học tổ chức cho học sinh tham gia quyét dọn, vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ và tổ sinh hoạt truyền thống dưới cờ cho học sinh. Và để tỏ lòng tri ân những người đã khuất, Ban thường vụ Huyện đoàn còn phát động các phong trào nhận chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; hiện các bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng còn sống  đều có các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời.
Có thể khẳng định rằng, công tác chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng đã được huyện Kim Bảng thực hiện khá toàn diện, có bề rộng và chiều sâu. Tất cả các địa phương, các ngành, các đoàn thể đều có chương trình hành động cụ thể, thiết thực. Với quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự quan tâm của toàn xã hội, tin tưởng rằng, trong thời gian tới, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở huyện Kim Bảng sẽ tiếp tục đạt kết quả cao, góp phần thực hiện tốt chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta./.

Nam Tiến
TAG:
Tin khác
Huyện Đam Rông: Tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững
Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nỗ lực vì an sinh xã hội Thủ đô
Hơn 100 đại biểu dự hội nghị về công tác tài chính do Sở LĐ-TB&XH TPHCM tổ chức
Tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Tri
Bắc Giang: Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Bắc Giang: Đẩy mạnh Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Triển khai đồng bộ các giải pháp giúp người dân thoát nghèo tại huyện Sơn Động
Bắc Giang: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, giúp người dân thoát nghèo