Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Kiên Giang: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
12:00 PM 22/09/2021
(LĐXH) - Những năm tháng kháng chiến, vùng đất anh hùng Kiên Giang có nhiều cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam không tiếc xương máu bảo vệ chủ quyền quốc gia và nghĩa vụ quốc tế… Chính vì lẽ đó mà chính sách Người có công luôn được Đảng bộ, chính quyền cùng các cấp các ngành ở Kiên Giang quan tâm, đặc biệt là công tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, vướng mắc cần sớm khắc khục và giải quyết dứt điểm…
Tuổi trẻ Kiên Giang tích cực tham gia các phong trào Đền ơn đáp nghĩa
Quán triệt Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 7/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 150 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; Quyết định số 510 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt phương án điều tra về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ… Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan trong Ban Chỉ đạo 515 triển khai các văn hướng dẫn của Trung ương cho các địa phương và cán bộ làm công tác thương binh xã hội ở các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian.
Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, Ban Chỉ đạo 515, cấp ủy Đảng, chính quyền đỉa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, kế hoạch, hướng dẫn của Bộ, ngành, Ban chỉ đạo quốc gia; kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện. Làm tốt công tác tuyên truyền tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được triển khai đồng bộ; hợp tác quốc tế về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được mở rộng và tăng cường. Kết quả thực hiện Đề án đạt khá tốt, đáp ứng một phần nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ; cơ quan thường trực và các đơn vị thực hiện Đề án đã phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Cụ thể, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kiên Giang đã thực hiện được 30.545 phiếu điều tra, trong đó, thông tin mộ liệt sĩ có 10.609 phiếu; về thông tin liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ có 19.924 phiếu; thông tin về nghĩa trang và mộ trong nghĩa trang liệt sĩ có 12 phiếu với 20.071 mộ liệt sĩ. Ngoài ra mộ liệt sĩ hiện gia đình đang quản lý là 2.000 mộ và mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin là 2.910 mộ, Bên cạnh đó, tính đến tháng 12/2020, Kiên Giang đã gửi 1.202 mẫu để thực hiện giám định ADN và lưu trữ tại ngân hàng Gen kết quả có 51 trường hợp cho kết quả đúng...
Triển khai, thực hiện Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và xây dựng Công thông tin điện tử vê liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trên phạm vi toàn quôc là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc tri ân các anh hùng liệt sĩ và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với thân nhân liệt sĩ.
Với riêng Kiên Giang, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tập trung mọi nỗ lực để hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng do cuộc chiến ác liệt, hậu quả để lại rất nặng nề, công tác tìm kiếm, quy tập hài côt liệt sĩ gặp nhiêu khó khăn do thiếu thông tin về liệt sĩ, địa bàn thay đổi, tài liệu lưu trữ không còn, nhiều đơn vị trong thời chiến hiện nay giải thể hoặc sáp nhập... đây là những nguyên do mà đến giờ còn nhiều phần mộ của liệt sĩ chưa xác định được thông tin.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu, danh sách liệt sĩ, mộ liệt sĩ không được đầy đủ, số mộ liệt sĩ thiếu thông tin và mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin còn nhiều; công tác lấy mẫu hài cốt liệt sĩ và lấy mẫu của thân nhân liệt sĩ chưa được triển khai thực hiện rộng rãi. Công tác thông tin tuyên truyền, vận động các tổ chức, quần chúng nhân dân cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ có lúc chưa sâu rộng và thường xuyên; tiến độ rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, mộ liệt sĩ, bàn giao, cung cấp thông tin còn chậm, chưa chặt chẽ. Việc đầu tư nguồn lực cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình nghĩa trang liệt sĩ còn hạn chế; một số nghĩa trang liệt sĩ công tác quản lý, lưu trữ tài liệu chưa tốt, phải khôi phục lại sơ đồ, vị trí mộ…
Để khắc phục những khó khăn trên, trong giai đoạn 2021 – 2030, Kiên Giang đã đề ra một số mục tiêu, trong đó tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, địa phương về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh địa bàn trong tỉnh và địa bàn 4 tỉnh thuộc vương quốc Campuchia đạt kế hoạch đề ra./.
 NHB
 
TAG:
Tin khác
Hà Giang: Nỗ lực giải phóng những “vùng đất chết” trả lại đất đai an toàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hỗ trợ nạn nhân mua bán người trở về tái hòa nhập xã hội bền vững
Doanh nhân - Thương binh Tạ Quang Uẩn: Băng qua khói lửa, vươn lên thương trường
Hiệu quả các dự án giảm nghèo bền vững ở huyện Hương Sơn
Thái Nguyên tập trung thực hiện công tác giảm nghèo
Triển khai công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững