Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Kiên Giang nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn
10:39 AM 08/10/2020
(LĐXH) - Một trong những hoạt động có hiệu quả cao trong quá trình thực hiện Đề án ở Kiên Giang thí điểm và nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong những năm qua các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng.
Đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Giang phát huy tính hiệu quả và đang được nhân rộng
Để phát huy tính ưu việt của Đề án, Kiên Giang tập trung vào công tác tuyên truyền, lồng ghép các cuộc họp của các đơn vị, chính quyền địa phương và Tổ nhân dân tự quản nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của đào tạo nghề gắn với công tác giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và giao Chi cục Phát triển nông thôn trực tiếp tham mưu, thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn…
Thông qua thí điểm các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, các sản phẩm từ mô hình được thị trường chấp nhận, mang lại giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, nuôi rùa, rắn, kỳ đà (huyện An Minh) tạo thu nhập bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng; mô hình cá lồng bè (huyện Kiên Hải và huyện Kiên Lương) đã nhân rộng trên 800 lồng bè thu nhập bình quân 23 – 25 triệu đồng/bè/vụ; mô hình nuôi tôm sú, trồng tiêu, trồng lúa chất lượng cao, chăn nuôi heo, trồng nấm bào ngư, trồng rau mầm (huyện Kiên Lương), tạo thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Tổng số lao động học nghề theo các mô hình trên 2.000 người, trong đó trên 90% lao động được giải quyết việc làm gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình...
Ngoài ra, còn tổ chức mô hình đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư cho ngư dân trong tỉnh. Qua đào tạo nghề đã giúp ngư dân nắm vững nguyên tắc sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện tử và máy móc trên tàu, sử dụng thành thạo thiết bị trong khai thác thủy sản, đọc các chi tiết về tọa độ, bản đồ, vùng nước... đặc biệt là sau học nghề ngư dân đã được cấp chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, qua đó đảm bảo đủ điều kiện theo quy định khi tham gia khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Chế biến thủy hải sản cũng là thế mạnh của kiên Giang trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân đã được cải thiện, chất lượng cây trồng, năng suất lao động, thu nhập của người nông dân được tăng lên. Đặc biệt, người nông dân còn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm và bước đầu được trang bị những kiến thức về khởi nghiệp.
Tiếp đó là hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để khảo sát nhu cầu đào tạo và hỗ trợ cho người lao động sau khi học nghề tìm được việc  làm tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, chú trọng loại hình đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giúp cho lao động nông thôn vừa học vừa làm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với các hội đoàn thể và chính quyền địa phương tập trung ưu tiên cho vay vốn cho lao động nông thôn sau học nghề và đẩy mạnh cho vay vốn đối với các mô hình dạy nghề có hiệu quả tại địa phương.
Hoạt động giám sát, đánh giá, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, 10 năm qua Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh đã tổ chức trên 1.725 lượt kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện, nhằm đảm bảo cho Đề án thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng; sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và kịp thời phát hiện những sai sót, tồn tại để đề ra giải pháp khắc phục. Hàng năm Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương, chính sách dạy nghề cho LĐNT; việc tổ chức đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, nhằm kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn những sai phạm xảy ra, dự kiến 6 tháng cuối năm 2020 sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát khoảng 200 lượt cơ sở./.
NHB
 
TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng