Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Khánh thành công trình cải tạo và nâng cấp xưởng thực hành sửa chữa ô tô cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội
04:08 PM 20/11/2017
(LĐXH) Với tổng kinh phí lên đến 20 tỷ đồng dành cho việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị mới do Hyundai Motor Company, Hyundai E&C, KOICA và Plan International tài trợ, dự án cam kết mỗi năm mang đến cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho hàng trăm thanh niên, đặc biệt là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội.
Lễ khánh thành xưởng nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
Ngày 20/11/2017, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành Công trình Cải tạo và nâng cấp xưởng thực hành sửa chữa khung, vỏ và xưởng sơn ô tô”. Đây là xưởng đào tạo nghề thứ 3 được hỗ trợ trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội giai đoạn 2015-2018” tại nhà tường nhằm tạo môi trường đào tạo nghề hiệu quả cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội.
Lễ khánh thành sẽ có sự tham gia của lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, nhà tài trợ, học sinh, giáo viên nhà trường cũng như cơ quan báo đài, truyền thông.
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
dẫn đoàn tham quan xưởng nghề.
Xưởng thực hành sửa chữa khung, vỏ và xưởng sơn ô tô được cải tạo và đầu tư trang thiết bị mới với tổng kinh phí cam kết là 3,3 tỷ đồng (tương đương khoảng 150.000 USD) do công ty Hyundai Motor Company, Hyundai E&C, KOICA và tổ chức Plan International tài trợ. Đây là dự án đầu tiên của Tập đoàn Hyundai trực tiếp tài trợ cho trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội.
Tính từ thời điểm bắt đầu dự án tháng 5/2015 đến nay, đã có 117 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ theo học khóa trung cấp nghề sửa chữa ô tô, và 36 em bắt đầu khóa học ngắn hạn 6 tháng về sửa chữa thân vỏ và sơn ô tô trong môi trường học tập hiện đại, giáo trình cập nhật theo nhu cầu của thị trường lao động.
Học viên dự án thực hành tại Xưởng thực hành nghề.
Với sự hỗ trợ toàn diện từ dự án, dự kiến mỗi năm xưởng nghề công nghệ ô tô, xưởng an toàn lao động, xưởng thực hành sửa chữa khung, vỏ và xưởng sơn ô tô của nhà trường sẽ tiếp nhận và đào tạo cho 100 đến 120 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đến từ khắp các vùng miền trên cả nước. Các em có thể chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở và thuộc các hộ nghèo. Tại trường, các em có cơ hội tiếp cận với trang thiết bị, công nghệ mới giúp nâng cao tay nghề, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Dự án cũng hướng tới việc giúp các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đóng góp tích cực cho gia đình sau khi tốt nghiệp và đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của Việt Nam.
Thảo Lan
TAG:
Tin khác
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo
Đồng Tháp nỗ lực triển khai Dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững”
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở An Giang