Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Khánh Hòa: Hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng
03:52 PM 02/08/2019
LĐXH – Trong những năm qua, tại Khánh Hòa, bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu đô thị, chung cư, trung tâm thương mại mới xây dựng, nhiều nhà hàng, khách sạn phát triểm mạnh mẽ thu hút người dân các tỉnh đến lao động, công tác, sinh sống nhưng cũng không ít khó khăn để giải quyết tình hình tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm.
Theo thống kê của Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Khánh Hòa, hiện trên địa bàn tỉnh có  1.500 cơ sở kinh doanh (KD) dịch vụ có điều kiện môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã với khoảng trên 4.000 người tham gia. Trong đó, có trên 50% tiếp viên, nhân viên tại các cơ sở này là người đến từ nhiều vùng nông thôn khác nhau, kể cả các tỉnh lân cận. Thời gian qua, Chi Cục phòng chống tệ nạn xã hội đã liên tục phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Khánh Hòa và một số cơ quan khác mở hàng loạt lớp tuyên truyền, cảnh báo về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS từ hoạt động mại dâm, ma túy, kích dục. Các đợt tuyên truyền này đã thu hút được hàng ngàn người tham gia, trong đó chủ yếu là các chủ cơ sở KD dịch vụ lưu trú, cơ sở KD karaoke, các nhóm người có nguy cơ sa ngã vào ma túy, mại dâm cao.
Hỗ trợ người bán dâm có việc làm chính đáng, tạo điều kiện để hòa nhập cộng đồng (ảnh minh họa)
Thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chú trọng đến trợ giúp người bán dâm, nghiện ma túy có cơ hội thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Chi Cục Phòng chống tện nạn xã hội Khánh Hòa đã chủ trì xây dựng nhiều CLB Niềm tin. Các CLB này quy tụ những người lầm lỡ để giúp họ định hướng lại cuộc sống, nghề nghiệp. Mỗi CLB sẽ được chính quyền cử đại diện Hội phụ nữ, đại diện ngành y tế tham gia tư vấn hướng làm ăn, hướng hòa nhập cộng đồng, làm thủ tục vay vốn và các biện pháp chữa trị bệnh tật.
Với mong muốn hỗ trợ người bán dâm chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi, từng bước đưa công tác phòng chống mại dâm đạt được những hiệu quả bền vững. Tháng 10/2019, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai vận hành hệ thống kết nối hỗ trợ dịch vụ can thiệp giảm hại cho người bán dâm tại cộng đồng. Một hướng đi thể hiện tính nhân văn, mang lại nhiều ý nghĩa cho các đối tượng. Theo đó, tỉnh đã tổ chức các hoạt động thiết thực như: Thăm khám sức khỏe phụ khoa; cấp phát thuốc điều trị; tư vấn biện pháp chống lây các bệnh truyền nhiễm... Nhìn chung, các dịch vụ này đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của các đối tượng bởi nó cần thiết, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các chị em.
Đặc biệt, để tổ chức các hoạt động hỗ trợ xã hội, các chương trình can thiệp giảm hại cho người bán dâm, năm 2019, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thí điểm các mô hình về phòng chống mại dâm gồm: mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực nhóm đồng đẳng của người bán dâm; mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, cơ sở trợ giúp xã hội.
Hoạt động chính của các mô hình này là tập trung nâng cao năng lực tiếp cận của nhóm đồng đẳng với đối tượng đích là người bán dâm và những người có nguy cơ cao. Từ đó, nhóm đồng đẳng sẽ giúp cho các đối tượng đích của mình có điều kiện tiếp cận với các đơn vị hỗ trợ về dịch vụ xã hội cần thiết tại cộng đồng như dịch vụ y tế, tư vấn pháp lý, dịch vụ bảo vệ khẩn cấp cho người bán dâm bị bạo hành, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn để các đối tượng đích có thể thay đổi hoặc giảm mức độ công việc mại dâm.
Điển hình như mô hình “Cho vay vốn tạo việc làm theo Nghị quyết số 25/2009/HĐND” tại thành phố Nha Trang đã cho vay vốn đối với 43 người, trong đó có 19 người bán dâm hoàn lương được vay vốn với tổng số tiền vay là 346 triệu đồng từ nguồn vốn của địa phương. Bình quân mỗi đối tượng được vay từ 15-20 triệu đồng. Sau khi trang bị vốn, các cán bộ còn xuống tận địa phương hướng dẫn cách làm ăn nên 95% số đối tượng đã sử dụng hiệu quả vốn vay đúng mục đích để kinh doanh buôn bán nhỏ (cà-phê, quán ăn), chăn nuôi, nghề thủ công. Đến nay, hầu hết các đối tượng được vay vốn đã ổn định và họ vững tin vào tương lai của mình, đồng thời không có đối tượng quay lại con đường cũ.
Trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cũng sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông tới các đối tượng đích để nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi hành vi, góp phần cho công tác phòng chống mại dâm đạt hiệu quả cao, mang tính bền vững hơn. Tuy chỉ mới triển khai một thời gian ngắn nhưng những kết quả bước đầu này sẽ là cơ sở để thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những chính sách phù hợp với nhiệm vụ phòng chống mại dâm trong tình hình mới.
Thục Quyên

 

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng