Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Khánh Hòa: 30.000 lao động được đào tạo nghề trong năm 2023 -
08:51 PM 22/01/2024
(LĐXH) - Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng; được gắn kết với thị trường lao động và việc làm bền vững.
Đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh
Trong năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 3322/KH-UBND ngày 10/4/2023 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 07/9/2023) và tổ chức triển khai thực hiện.
Năm 2023, toàn tỉnh đã thực hiện tuyển sinh các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp cho 30.059 người (cao đẳng, trung cấp: 5.434 học sinh; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 24.625 học viên) đạt 100,2% so với chỉ tiêu kế hoạch; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đến cuối năm 2023 đạt 83%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 29,4%.
Thực hiện hỗ trợ đào tạo cho 788 lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ đào tạo cho 553 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an (trong đó, các cơ sở GDNN thuộc tỉnh thực hiện đào tạo 423 người, các cơ sở GDNN thuộc các bộ ngành thực hiện đào tạo 130 người) và 45 lao động là người khuyết tật.
Triển khai các chương trình, dự án, đề án trên lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc các Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đào tạo 1.631 lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo; tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo cho 05 trường trung cấp công lập.
Hoàn thành công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, nhà xưởng của các trường Trung cấp nghề Vạn Ninh; Trung cấp Kinh tế; Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn. Tiếp tục hướng dẫn và theo dõi tình hình thực hiện Quy chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục duy trì hợp tác gắn kết với 342 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ở nhiều hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thực hiện gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp.
Tổ chức thành công Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp; Hội diễn văn nghệ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Khánh Hòa năm 2023; đồng chủ trì cùng Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn trí thức tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất năm 2023 với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp, về nhân lực có chất lượng, tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật, kỹ năng nghề, học tập nâng cao trình độ, có việc làm, thu nhập và khởi nghiệp. Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động có có bằng cấp, chứng chỉ, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; ban hành các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đối với các đối tượng chính sách. Tiếp tục rà soát, sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tự chủ theo lộ trình hoạt động giáo dục nghề nghiệp; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự chủ, 75% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện tự chủ hoàn toàn. Thực hiện khuyến khích xã hội hóa, thành lập các cơ sở GDNN ngoài công lập, đặc biệt là các trường cao đẳng công nghệ cao. Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp. Tôn vinh người lao động có kỹ năng, tay nghề cao; ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, người khuyết tật lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất và các đối tượng yếu thế. Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái