Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Kế Sách: Quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
02:55 PM 19/09/2024
(LĐXH) - Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những giải pháp quan trọng tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng luôn tập trung triển khai các dự án, tiểu dự án, quan tâm công tác đào tạo nghề cho người dân, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025), huyện Kế Sách có 2.666 hộ nghèo, chiếm 6,03%, 4.932 hộ cận nghèo, chiếm 11,15%  tổng số hộ trên địa bàn huyện; trong đó có 942 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer 941 hộ, Hoa 01 hộ), chiếm 18%, 848 hộ cận nghèo, chiếm 16,02% so với hộ dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Kế Sách đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND, ngày 20/5/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Kế Sách giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Kế Sách giai đoạn 2021-2025 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Tính đến nay, UBND huyện Kế Sách đã ban hành 25 văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình (trong đó, có 07 công văn, 19 quyết định).
Bế giảng lớp chăn nuôi gà huyện Kế Sách năm 2023
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 26/5/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn huyện Kế Sách, trong đó phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm cho các phòng, ban ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện. Đồng thời, giao các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.
Giai đoạn 2022 – 2024, toàn huyện được giao trên 125,2 tỷ đồng để thực hiện các thành phần của Dự án, trong đó, vốn đầu tư là trên 74,6 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là trên 50,6 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2024, đã tiến hành giải ngân trên 80,3 tỷ, đạt 64,11% kế hoạch.
Thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 về đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổng kinh phí thực hiện là 4.761.619.088 đồng (trong đó, vốn trung ương là 3.161.619.088 đồng, vốn địa phương 1.600.000.000 đồng). Giai đoạn 2022-2023, Kế Sách đã phối hợp với Uỷ ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức cho 185 học viên thuộc đối tượng 4 (Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc các phòng, ban ngành, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cấp huyện. Cán bộ, công chức cấp xã, Bí thư chi bộ, Trưởng ban nhân dân ấp, đại diện tổ chức quần chúng ở ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số) với kinh phí gần 300 triệu đồng. Riêng đối với công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số. Tính đến ngày 30/6/2024, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện đã mở được 29 lớp dạy nghề cho 522 lượt học viên (năm 2022: 8 lớp, năm 2023: 9 lớp, năm 2024: 12 lớp), đã giải ngân được 507.453.912 đồng (năm 2022, 2023); quyết toán công trình sữa hàng rào 354.165.000 đồng; dự kiến đến 31/12/2024, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Theo đánh giá, việc nỗ lực thực hiện Tiểu dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần giúp huyện Kế Sách thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số.
Thục Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Chương trình MTQG 1719
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo