Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Huyện Thanh Chương (Nghệ An) phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
03:36 PM 11/08/2020
(LĐXH)- Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Thanh Chương đã có hàng vạn người con ưu tú nối tiếp nhau lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Toàn huyện có gần 47 ngàn người tham gia quân đội, hơn 27.000 tham gia lực lượng TNXP và hơn 20 ngàn người than gia dân công hỏa tuyển.  
Hiện tại,  trên địa bàn huyện có 1.039 cán bộ lão thành cách mạng, 104 cán bộ tiền khởi nghĩa, có 127  cán bộ hoạt động cách mạng, chiến sỹ bị bắt từ đày, 4.662 liệt sỹ, 425 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 11.000 thương bệnh binh, người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học, 12 người được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lưỡng vũ trang nhân dân; 11 xã và huyện được phong tặng hanh hiệu đơn vị Anh hùng lực lưỡng vũ trang…
Đồng chí Trình Văn Nhã-Phó Bí thư Huyện ủy đến thăm và tặng  Mẹ VNAH Phan Thị Vượng ở xã Thanh Nho dịp 27/7/2020
Xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, những năm qua, Thanh Chương luôn quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với phương châm không để gia đình người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo.
Ngoài các phần quà của Đảng, Nhà nước của tỉnh và của huyện trao tặng, các xã, thị trấn đã trích một phần ngân sách của địa phương để tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công; tổ chức thăm viếng, thắp nến tri ân và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ….
Ông Nguyễn Văn Chiến-Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương nhấn mạnh: “Có thể nói, công tác đền ơn đáp nghĩa trong những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Chương đã diễn ra rất sôi nổi bằng nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, được nhân dân đánh giá cao. Riêng kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ năm nay, ngoài các phần quà của nhà nước, huyện còn tổ chức chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ huyện, xây dựng hồ điều hòa, cảnh quan trước nghĩa trang, nâng cấp ngĩa trang do huyện quản lý tại xã Thanh Khê, tổ chức đại lễ cầu siêu, thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện. Bên cạnh đó, UBND  huyện còn thành lập 11 đoàn đi tặng quà cho 33 gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lễ nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng tại Thanh Chương

Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ năm nay, lãnh đạo huyện đã tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách tiêu biểu và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, các địa phương ở huyện Thanh Chương  đã có nhiều giải pháp, việc làm tình nghĩa phù hợp, tạo điều kiện để gia đình chính sách phát huy khả năng của mình.
Từ đó, không chỉ phát huy sức mạnh của Nhà nước, cộng đồng, mà còn khơi dậy ý chí tự lực, chủ động của chính người có công, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống. Chính nhờ sự quan tâm ấy, cuộc sống của các hộ gia đình chính sách đang ngày càng ổn định.
Để thực hiện tốt chính sách người có công, trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương, bệnh binh, gia đình chính sách; tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động về những tấm gương tiêu biểu của các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh và gia đình liệt sỹ trong chiến đấu và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, cũng như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tới mọi tâng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Qua đó, xây dựng lòng nhiệt tình cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý thức tự hào về quê hương. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo cho việc thực hiện chính sách với người có công đúng đối tượng, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thủ hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.
Bên cạnh đó, duy trì và giữ vững huyện không có hộ gia đình chính sách nghèo; phấn đấu 100% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; không để hộ gia đình người có công tái nghèo. Chăm sóc chu đáo đời sống vật chất và tinh thần đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, đảm bảo có cuộc sống tốt nhất. Thanh Oai cũng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho con em liệt sỹ, thương, bệnh binh học tập lao động sản xuất, hỗ trợ, động viên các gia đình chính sách, các thương bệnh binh tích cực vươn lên phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống; kịp thời biểu dương khen thưởng các gia đình người có công tự lực, tự cường vươn lên trong sản xuất kinh doanh và học tập./.
Hồng Anh
TAG:
Tin khác
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Bình: Tấm lòng vàng trong công tác bảo tồn di sản và hoạt động từ thiện
Quảng Trị: Ước tính đến hết năm 2024, hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 1.595 nhà ở cho hộ nghèo tại huyện nghèo
Lạng Sơn: Đẩy mạnh hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
Lạng Sơn: Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, giúp giảm nghèo bền vững
Huyện Lộc Hà: Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo
Huyện Bắc Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn Chương trình giảm nghèo
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gặp mặt các nhà tài trợ đồng hành cùng trẻ em khó khăn
Phú Thọ đẩy nhanh tiến độ thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ
Hà Tĩnh: Chú trọng công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024