Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Huyện Phú Lương: Hỗ trợ lao động nghèo tiếp cận thông tin thị trường lao động
11:49 AM 23/10/2024
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm cao hơn mức giảm bình quân của tỉnh (giảm từ 1,15 - 1,56%). Đối với chiều thiếu hụt về việc làm, phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động và hỗ trợ tìm việc làm.
Huyện tổ chức Ngày hội việc làm nhằm kết nối cung-cầu lao động, tạo việc làm bền vững cho người lao động
Từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phú Lương đã tập trung thực hiện Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững (Dự án 4). Kết quả, trong năm 2022 đã tổ chức 04 phiên giao dịch việc làm tại 04 xã (Yên Ninh, Yên Trạch, Phú Đô và Ôn Lương) thu hút 600 lao động tham dự; 02 lớp tập huấn công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động cho 660 cộng tác viên tại 15/15 xã, thị trấn. Năm 2023, tổ chức 01 ngày hội việc làm cấp huyện thu hút 800 lượt người   tham gia; 03 phiên giao dịch việc làm tại 3 xã (Yên Đổ, Phủ Lý, Phấn Mễ) thu hút trên 300 lượt người tham gia; 15 hội nghị tuyên truyền về lao động, việc làm tại 15 xã, thị trấn; thu thập, phân tích  thị trường lao động cho 3.071 lượt người. Năm 2024, dự kiến tổ chức 03 phiên giao dịch việc làm tại 3 xã (Cổ Lũng, Tức Tranh và thị trấn Đu) thu hút trên 300 lượt người tham gia; 02 hội nghị đào tạo cán bộ về lao động, việc làm và tiến hành thu thập, phân tích thị trường lao động năm 2024.
Theo đại diện Phòng Lao động – TBXH huyện Phú Lương, thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hàng năm huyện đều ban hành Kế hoạch triển khai Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Mục đích là nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đa dạng hoá các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung-cầu lao động, hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp cận với thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững. Tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động thói quen tìm việc làm, phỏng vấn và tuyển dụng lao động thông qua trang tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên và tại Sàn giao dịch việc làm Thái Nguyên.
Tại Ngày hội việc làm và các Phiên giao dịch việc làm, huyện tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật lao động, việc làm; cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm; xu hướng việc làm và cách tiếp cận với nhà tuyển dụng, việc làm trong kỷ nguyên số. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, phỏng vấn và tuyển dụng lao động trực tiếp, kết nối trực tuyến giữa Sàn giao dịch việc làm Thái Nguyên với các tỉnh khu vực phía Bắc; hướng dẫn thủ tục đăng ký tìm việc làm và giao kết hợp đồng.
Để đảm bảo hiệu quả, huyện tổ chức trực tiếp tại các xã, thị trấn bằng các hình thức như: Tuyên truyền trực quan bằng băng rôn, phướn; tuyên truyền tại trung tâm xã trước Phiên giao dịch việc làm; tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên trước, trong và sau khi tổ chức Phiên giao dịch việc làm; Tư vấn, giới thiệu trực tiếp của đội ngũ cán bộ thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên và các doanh nghiệp.
Được biết, trong giai đoạn 2020-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, huyện Phú Lương đã tạo việc làm mới bình quân hằng năm cho 2.277 lao động, vượt 677 lao động/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,17%, đạt chỉ tiêu.
Phòng Lao động – TBXH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong 5 năm qua, đã tổ chức được 320 buổi tuyên truyền cho trên 18.500 lượt người; phối hợp tổ chức các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, hội nghị tuyển dụng lao động với trên 16.000 lượt người lao động tham gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn được lồng ghép vào các hội nghị tư vấn, định hướng nghề nghiệp trong chương trình tổng kết của các trường học, các hội, đoàn thể ở cơ sở; phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng thời lượng phát sóng, phát huy hiệu quả các cụm loa tuyên truyền.
Ngoài ra, hằng năm Phòng Lao động – TBXH còn phối hợp với các trường, trung tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, giới thiệu việc làm mở 173 lớp dạy nghề cho 5.816 lao động, tập trung chủ yếu là ngành nông nghiệp (chiếm 72,51%), số có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 85%; số lao động được tạo việc làm mới từ năm 2020 đến tháng 9/2024 là 11.386 người; số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 4-5%/năm./.
 
Minh Anh
 
 
 
TAG:
Tin khác
Hà Nội: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ phụ nữ của Ngành
Kế Sách: Quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số huyện Kế Sách
Hiệu quả kết nối cung – cầu lao động ở Hà Giang
Gần 180 thanh niên, công nhân tranh tài tại hội thi tay nghề  vì thành phố sạch, xanh
Khởi sắc trong công tác giải quyết việc làm ở Lâm Đồng
Chuyển đổi kỹ năng nghề nghiệp cần có sự chung tay, góp sức từ chính quyền, doanh nghiệp
TPHCM tôn danh 23 chủ doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động