An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Nông dân hỗ trợ nhau thoát nghèo, làm giàu ởhuyện Chợ Mới
01:56 PM 02/04/2017
(LĐXH) Đoàn kết tương thân, tương ái giúp nhau thoát nghèo, thi đua làm giàu và tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã, đang trở thành một phong trào thu hút đông đảo nông dân huyện Chợ Mới ( tỉnh An Giang) trong những năm gần đây. Phong trào đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo và xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn trên địa bàn huyện một cách tích cực, hiệu quả.
Những năm gần đây từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, trên địa bàn huyện Chợ Mới đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế gia đình hiệu quả, góp phần hình thành những vùng sản xuất chuyên canh và những cánh đồng mẫu, để liên kết thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến tiêu thụ. Đó là những cánh đồng mẫu chuyên canh sản xuất lúa ở các xã: Long Điền A, Nhơn Mỹ, Hòa Bình, Kiến Thành, Tân Mỹ với tổng diện tích trên 1.470 ha.
Với tinh thần tương thân, thương ái, tình làng nghĩa xóm, lá lành dùm lá rách nhiều nông dân đã hỗ trợ giúp đỡ nhau, liên kết với nhau thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, cùng vươn lên thoát nghèo và phấn đấu làm giàu. Hiện toàn huyện có hàng chục hợp tác xã nông, ngư nghiệp, với hàng ngàn xã viên, sản xuất trên hàng ngàn ha. Trong đó có những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, như ở xã Bình Phước Xuân có 317,04 ha vườn chuyên canh có giá trị kinh tế cao như: Mít Thái siêu sớm, xoài 3 màu, bưởi da xanh, dừa dứa, mận An Phước, cho thu nhập từ 150 triệu đồng – 200 triệu đồng/ha/năm. Nhờ chuyên canh cây dừa dứa cho lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Có thể nói, việc ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới đã trở thành một phong trào góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phù hợp với từng vùng và từng bước nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều gương điển hình nông dânvừa sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa có những tấm lòng nhân ái luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ những hộ nông dân nghèo trong cộng đồng cư dân nông thôn. Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Lý, ở xã Mỹ Hội Đông với mô hình sản xuất gạch, ngói cho thu nhập 950 tr đ/năm, đã tạo việc làm thường xuyên cho hang chục lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định khoảng 3 triệu đồng/ người/ tháng.
 Hộ ông Huỳnh Thành Trung, ở xã Kiến An đã tạo việc làm cho hàng chục  lao động, truyền kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật cho gần 100 hộ, cho gần 100 hộ vay từ 4 – 5 triệu đồng làm vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp của ông Trần Phước Linh, xã Mỹ Hội Đông đã tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương trong những năm qua.

Nhờ chuyên canh cây dừa dứa cho lợi nhuận cao nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu

Cũng nhờ thực hiện tốt việc ứng dục khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và phong trào nông dân giúp đỡ lẫn nhau, đến nay, đời sống của người dân đã được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chợ Mới đã giảm đáng kể. Qua tổng điều tra hộ nghèo đa chiều, cuối năm 2016, toàn huyện có 5.380 hộ nghèo, với 19.912 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 6,24%/tổng số hộ dân; 2.714 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,15%. Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, huyện Chợ Mới đã đề ra Kế hoạch giảm nghèo 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 với những chỉ tiêu và giải pháp sau: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6,24% năm 2016 xuống dưới 2% vào năm 2020, bình quân mỗi năm giảm  1%; đối với hộ cận nghèo phấn đấu đến năm 2020 phải giảm xuống dưới 2%.
Để đạt chỉ tiêu đề ra, Chợ Mới tập trung ưu tiên đảm bảo các chính sách về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt; Nâng cao chất lượng về cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã theo chương trình nông thôn mới; Tạo điều kiện để người nghèo có điều kiện tiếp cận được các điều kiện phát triển, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo thông qua các chính sách về tín dụng. Cụ thể:  Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn có nhu cầu vay vốn, kịp thời giải ngân khi họ có phương án làm ăn được địa phương, cơ sở xác nhận, bảo lãnh. Ưu tiên cho chủ hộ là phụ nữ hoặc phụ nữ là lao động chính trong gia đình hộ nghèo. Bên cạnh, hỗ trợ 100% chi phí mua BHYT cho người nghèo, cận nghèo. Đồng thời tranh thủ các nguồn vận động cứu trợ đột xuất cho các đối tượng bị rủi ro, thiên tai, bệnh tật. Các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch vận động lao động hộ nghèo học nghề kết hợp tạo điều kiện giới thiệu người nghèo tìm việc làm. Hằng năm, phải thực hiện việc phân loại hộ nghèo theo đúng quy định để có kế hoạch hỗ trợ thoát nghèo đúng đối tượng./.
Hồng Phượng
 
         
TAG:
Tin khác
Vũng Liêm tích cực giải bài toán giảm nghèo bền vững
Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân Mỏ Cày Bắc giảm nghèo bền vững
Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ qua Trung ương đoàn
Đề nghị trẻ em không có giấy tờ tùy thân cũng được cấp thẻ BHYT
TPHCM: Long trọng tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024”
BHXH TPHCM chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 10, qua tài khoản từ ngày 1/10
Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc với tỉnh Sơn La về thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em
Huyện Can Lộc huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
Chăm lo chu đáo cho người có công trên mảnh đất Hà Tĩnh