Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Hướng mới trong đào tạo nghề cho người khiếm thị ở Bắc Ninh
02:39 PM 24/05/2017
Những năm qua, Hội Người mù tỉnh luôn chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho hội viên, coi đây là giải pháp hiệu quả giúp người khiếm thị phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình. Nhiều hướng mới trong đào tạo nghề được Hội thực hiện đã mở thêm cơ hội cho người khiếm thị có việc làm vươn lên trong cuộc sống.
Xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, hàng năm Hội Người mù tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan ban, ngành để mở các lớp học nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ của người khiếm thị. Nghề xoa bóp, tẩm quất là thế mạnh của người mù nên Hội khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố tự mở các lớp đào tạo nghề xoa bóp, tẩm quất nâng cao. Tại đây các học viên không chỉ được học những kỹ thuật về xoa bóp tẩm quất mà còn được trang bị kiến thức về các huyệt trong cơ thể để ứng dụng nâng cao sức khỏe cho khách hàng khi đến cơ sở xoa bóp, tẩm quất. Riêng năm 2016, Hội tổ chức được 3 lớp học nghề xoa bóp, tẩm quất và vi tính văn phòng cho hơn 30 hội viên. Hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 hội viên trong đó có hơn 500 người đang ở độ tuổi lao động. Số hội viên khiếm thị có việc làm tại các cơ sở tẩm quất chiếm gần 70%, những hội viên còn lại Hội Người mù tỉnh tạo điều kiện vay vốn theo kênh Trung ương và địa phương để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên số hội viên học nghề có việc làm không thường xuyên do các cơ sở tẩm quất thiếu địa điểm và tổ chức do tính tự phát là chính. Bên cạnh đó, do kinh phí hạn hẹp nên thời gian đào tạo nghề ngắn, số hội viên có tay nghề giỏi chiếm tỷ lệ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
 
Bà Lê Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội Người mù (Tiên Du) làm nghề
thủ công mỹ nghệ tại nhà đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Để mở ra những hướng mới trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hội viên. Năm 2017, Hội Người mù tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh đẩy mạnh phát huy nghề xoa bóp, tẩm quất đồng thời chú trọng đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ, tin học văn phòng. Theo đó, với hướng mới này, Hội sẽ đào tạo nghề cho những hội viên nòng cốt ở các huyện, thị xã, thành phố, trong đó quan tâm đến nghề thủ công mỹ nghệ. Từ những hạt nhân nòng cốt, Hội sẽ giúp đỡ, khuyến khích hội viên mở xưởng, cơ sở tại gia đình để thu hút các hội viên xung quanh địa bàn đến học nghề và làm việc tại đây. Nhằm giúp hội viên yên tâm học nghề và mở xưởng, Hội Người mù tỉnh sẽ hỗ trợ đầu ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Được biết, vừa qua khu du lịch Hội An (Quảng Nam) đã đặt vấn đề với Hội Người mù tỉnh cung cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ phát triển du lịch.

Bên cạnh việc đào tạo nghề, tạo việc làm, Hội còn tập trung nhân rộng mô hình phát triển kinh tế gia đình phù hợp với khả năng, động viên hội viên vượt qua khó khăn, từng bước giảm nghèo. Hiện hội đang quản lý số tiền hơn 1 tỷ đồng của nguồn vốn Trung ương cho 125 hội viên vay vốn. Hội thường xuyên nắm bắt nhu cầu đời sống, kiểm tra hội viên sử dụng nguồn vốn hướng dẫn họ sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Để trang bị kiến thức cho hội viên trong phát triển chăn nuôi, sản xuất, Hội tổ chức các buổi hội thảo khuyến nông cho hội viên bằng kinh phí trích từ ngân sách và tự vận động. Ngoài ra hội còn tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân để trợ cấp và tặng quà cho 100% hội viên và người mù vào các dịp lễ, tết. Hội đã vận động được Hội đỡ đầu những người có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bắc Ninh tài trợ cho hơn 40 hội viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi suất 300.000 đến 500.000 nghìn đồng/người/tháng đồng thời quan tâm đến việc rà soát điều kiện, hoàn cảnh của hội viên để kịp thời đề nghị trợ cấp thường xuyên và cấp thẻ BHYT.

Ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: Công tác đào tạo nghề cho hội viên cơ bản thực hiện bằng hình thức xã hội hóa nên chưa được thường xuyên, kinh phí hỗ trợ trong học nghề còn thấp, số hội viên học nghề xong có việc làm còn bấp bênh. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Hội xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh đào tạo các nghề mũi nhọn, đẩy mạnh nghề mới là thủ công mỹ nghệ và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Nhiệm vụ trọng tâm của Hội là tìm kiếm, đào tạo nghề mới phù hợp với trình độ, sức khỏe của hội viên, thành lập các cơ sở sản xuất và tẩm quất tập trung để ổn định và cải thiện đời sống cho cán bộ, hội viên.

Minh Hường


TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo