Giải đáp pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Giải đáp pháp luật
Hỏi - Đáp về quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
09:45 AM 10/05/2019
(LĐXH)- Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về vấn đề quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – TBXH) thông tin, giải đáp những thắc mắc về các hình phát xử lý đối với đơn vị sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vi phạm các quy định của pháp luật lao động.
Hỏi: Công ty tôi hiện đang sử dụng 1 người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, người lao động này chưa được cấp giấy phép lao động. Hành vi sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động được quy định như thế nào?
Mạc Huy Hùng
(Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
 
Trả lời: 
Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị Định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:  
1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây: 
 a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; 
b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn. 
 
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật. 
 
3. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây: 
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người; 
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên. 
 
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt theo các quy định nêu trên.
 
Hỏi: Công ty tôi chuẩn bị có giám đốc là người Philippines sang làm việc. Ông ấy muốn đưa người giúp việc có quốc tịch Philippines sang Việt Nam. Người giúp việc nước ngoài có được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam không?
Đặng Thị Diệu Linh
(Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
Trả lời: 
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau: Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên.
Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép lao động như sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
 
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
 
3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
 
4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
 
5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, người lao động được cấp giấy phép lao động khi đáp ứng được các điều kiện theo các quy định nêu trên./.
 

TAG:
Tin khác
Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn